|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Trung hòa rủi ro (Immunization) là gì? Trung hòa rủi ro và Thời gian đáo hạn bình quân

13:57 | 18/05/2020
Chia sẻ
Trung hòa rủi ro (tiếng Anh: Immunization) là một chiến lược giảm thiểu rủi ro trong đó thời gian đáo hạn của tài sản và nợ phải trả phù hợp với nhau, tối thiểu hóa các tác động của lãi suất lên giá trị ròng theo thời gian.
Trung hòa rủi ro (Immunization) là gì? Trung hòa rủi ro và Thời gian đáo hạn bình quân  - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia

Trung hòa rủi ro

Khái niệm

Trung hòa rủi ro trong tiếng Anh là Immunization.

Trung hòa rủi ro là một chiến lược giảm thiểu rủi ro trong đó thời gian đáo hạn của tài sản và nợ phải trả phù hợp với nhau, tối thiểu hóa các tác động của lãi suất lên giá trị ròng theo thời gian.   

Ví dụ, các ngân hàng lớn và các quĩ hưu trí có các nghĩa vụ thanh toán sau một số năm, các tổ chức này đều quan tâm đến việc bảo vệ giá trị tương lai danh mục đầu tư của họ, trong khi phải đối phó với mức lãi suất không chắc chắn trong tương lai.       

Đặc điểm Trung hòa rủi ro 

Trung hòa rủi ro giúp các công ty lớn bảo vệ các danh mục đầu tư của họ khỏi các rủi ro trong biến động lãi suất. Sử dụng chiến lược trung hòa rủi ro hoàn toàn, các công ty gần như có thể đảm bảo rằng sự thay đổi của lãi suất sẽ hầu như không ảnh hưởng đến giá trị của danh mục đầu tư của họ.     

Trung hòa rủi ro được coi là một chiến lược giảm thiểu rủi ro "gần chủ động" vì nó có cả đặc điểm của chiến lược đầu tư chủ động và thụ động. 

Theo lí thuyết, trung hòa rủi ro thuần túy ngụ ý rằng một danh mục đầu tư sẽ có một mức lợi nhuận xác định trong một khoảng thời gian cụ thể, bất kể mọi ảnh hưởng ngoại tác như thay đổi trong lãi suất.     

Chi phí cơ hộicủa việc sử dụng chiến lược trung hòa rủi ro là nhà đầu tư có thể phải từ bỏ tiềm năng tăng trưởng của một chiến lược chủ động khi đảm bảo rằng danh mục đầu tư sẽ đạt được lợi nhuận mong muốn ban đầu. 

Trên thực tế, hình thức trung hòa rủi ro thuần túy nhất sẽ là đầu tư vào trái phiếu không trả lãi có thời gian đáo hạn khớp với ngày nhà đầu tư cần có dòng tiền. Điều này giúp loại bỏ bất kì sự thay đổi trong lợi nhuận, dù tích cực hay tiêu cực, liên quan đến việc tái đầu tư dòng tiền.   

Trung hòa rủi ro và Thời gian đáo hạn bình quân 

Thời gian đáo hạn bình quân của một trái phiếu (hay là độ nhạy cảm về giá của trái phiếu đối với những thay đổi trong lãi suất), thường được sử dụng trong chiến lược trung hòa rủi ro. 

Thời gian đáo hạn bình quân là một thước đo dự đoán chính xác hơn về sự biến động của trái phiếu so với thời gian đáo hạn thông thường.

Chiến lược này thường được sử dụng trong các công ty bảo hiểm, quĩ hưu trí và ngân hàng để khớp thời hạn của các khoản nợ trong tương lai của họ với một dòng tiền cố định nào đó. 

Đây cũng là một trong những chiến lược hợp lí nhất và có thể được sử dụng thành công bởi các nhà đầu tư cá nhân

Chiến lược trung hòa rủi ro có thể được thực hiện bằng cách khớp dòng tiền, khớp thời gian đáo hạn bình quân, khớp độ lồi (độ nhạy) và trong các giao dịch hợp đồng kì hạn, hợp đồng tương lai và các quyền chọn trái phiếu. 

Thông thường các nhà đầu tư và nhà quản lí danh mục đầu tư sử dụng các kĩ thuật phòng ngừa rủi ro để giảm thiểu một loại rủi ro cụ thể. 

Chiến lược phòng ngừa rủi ro thường không hoàn hảo, nhưng nếu có một chiến lược phòng ngừa rủi ro hoàn hảo, thì về mặt lí thuyết, nó chính là một chiến lược trung hòa rủi ro.       

Ví dụ về Trung hòa rủi ro

 - Khớp dòng tiền 

Giả sử nhà đầu tư cần phải trả một nghĩa vụ 10.000 USD trong 5 năm. Để trung hòa rủi ro với dòng tiền mặt cố định này, nhà đầu tư có thể mua một chứng khoán đảm bảo một dòng tiền 10.000 USD trong 5 năm tới.  

 - Khớp thời gian đáo hạn bình quân

Cùng ví dụ trên, nhà đầu tư có thể mua một trái phiếu không trả lãi coupon đáo hạn trong 5 năm có mệnh giá 10.000 USD. 

Hoặc nhà đầu tư có thể mua một số trái phiếu coupon với mỗi trái phiếu có thời hạn 5 năm có giá trị tổng cộng là 10.000 USD. 

Hoặc mua một số trái phiếu phiếu giảm giá tổng cộng 10.000 USD nhưng có thời hạn trung bình là 5 năm khi được gộp cùng nhau.  

(Theo Investopedia)

Lê Thảo