|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) là gì? Các thành viên của tổ chức ISO

21:43 | 27/10/2019
Chia sẻ
Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (tiếng Anh: ISO) được thành lập vào năm 1946 và chính thức hoạt động vào ngày 23/2/1947, nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và thông tin.
ISO-Logo-856x528

Hình minh họa

Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO)

Định nghĩa

Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế trong tiếng Anh là International Organization for Standardization, viết tắt là ISO.

ISO được thành lập vào năm 1946 và chính thức hoạt động vào ngày 23/2/1947, nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và thông tin. ISO có trụ sở ở Geneva (Thụy Sĩ).

Đôi nét về ISO

- Mục đích của các tiêu chuẩn ISO là tạo điều kiện cho các hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên toàn cầu trở nên dễ dàng, tiện dụng hơn và đạt được hiệu quả.

- Tất cả các tiêu chuẩn do ISO đặt ra đều có tính chất tự nguyện. Tuy nhiên, thường các nước chấp nhận tiêu chuẩn ISO và coi nó có tính chất bắt buộc. 

- ISO có khoảng 180 Uỷ ban thuật (TC) chuyên dự thảo các tiêu chuẩn trong từng lĩnh vực. ISO lập ra các tiêu chuẩn trong mọi ngành trừ công nghiệp chế tạo điện và điện tử.

- Nhiều người nhận thấy sự không tương ứng trong việc dùng danh từ đầy đủ là International Organization for Standardization và từ viết tắt là ISO, theo đúng thứ tự thì lẽ ra từ viết tắt phải là IOS. 

- Trên thực tế ISO là một từ gốc Hi Lạp, có nghĩa là công bằng. Sự liên hệ về mặt ý nghĩa giữa "equal"- công bằng với "standard" - tiêu chuẩn là điều dẫn dắt khiến cho cái tên ISO được chọn cho Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế.

- Hơn nữa, cái tên ISO cũng được dùng phổ biến trên toàn thế giới để biểu thị tên của tổ chức, tránh việc dùng tên viết tắt được dịch ra từ những ngôn ngữ khác nhau, ví dụ IOS trong tiếng Anh, OIN trong tiếng Pháp. Vì vậy, tên viết tắt ISO được dùng ở tất cả các quốc gia là thành viên của tổ chức này trên toàn thế giới.

Các thành viên của tổ chức ISO

ISO gồm 162 thành viên được chia thành 3 dạng:

- Hội viên: Đây là cơ quan tiêu chuẩn đại diện ở mỗi quốc gia và là những thành viên duy nhất của ISO có quyền biểu quyết.

- Thành viên thường trực: Là những quốc gia không có tổ chức tiêu chuẩn của riêng họ. Các thành viên này được thông báo về công việc của ISO, nhưng không tham gia vào việc ban hành tiêu chuẩn.

- Thành viên đăng : Là những quốc gia có nền kinh tế nhỏ. Họ cần trả lệ phí thành viên và có thể theo dõi sự phát triển của các thành viên.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị sản xuất và chất lượng, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh; ISO, Hỏi gì cũng biết)

Minh Lan