|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Phương pháp Kanban (Kanban method) là gì?

18:18 | 27/10/2019
Chia sẻ
Phương pháp Kanban (tiếng Anh: Kanban method) là phương pháp quản lí công đoạn sản xuất thực thi bằng các bảng truyền đạt thông tin, các phiếu liên lạc giữa các công đoạn.
kanban-project-management

Hình minh họa

Phương pháp Kanban (Kanban method)

Định nghĩa

Phương pháp Kanban trong tiếng Anh là Kanban method

Kanban dịch từ tiếng Nhật thì có nghĩa là cái bảng thông tin. Còn đúng chính xác thuật ngữ chuyên môn thì phải là "Phương pháp quản Kanban" (Kanban method). Hiểu một cách đơn giản Kanban là một cái thẻ trên đó có các thông tin chỉ rõ đây là sản phẩm gì, số lượng sản phẩm bao nhiêu, nơi cần chuyển đến.

Kanban là một thuật ngữ bắt nguồn từ công ty chế tạo xe hơi Toyota. Nơi có phương thức quản xí nghiệp thông minh, tạo đòn bẩy phát triển kinh tế của Nhật bản và là tiêu chuẩn quản của các tập đoàn sản xuất lớn của Nhật hiện tại.

Phương pháp Kanban là một phương tiện báo có nhu cầu, đó là một phiếu yêu cầu có khổ giấy cỡ A6, trong đó có ghi địa điểm lấy hàng, địa điểm nhận hàng, tên và mã số chi tiết hoặc sản phẩm cần có, số "Kanban", tổng số phiếu "Kanban", ngày xuất phiếu, lộ trình và số lượng chi tiết được xếp trong một thùng chứa.

Nội dung

- Kanban là công cụ kiểm soát sản xuất, có thể có nhiều màu sắc để chỉ định nguyên liệu và các công đoạn khác nhau. Đối với trạm công việc này kanban là một phiếu (thẻ) đặt hàng, còn đối với trạm kế tiếp nó trở thành một phiếu vận chuyển – chỉ định rõ phải nhận bộ phận, chi tiết hay nguyên liệu nào từ trạm trước nó với số lượng bao nhiêu.

- Thông tin trên một Kanban thường có:

+ Tên và mã số các bộ phận chi tiết.

+ Tên và vị trí nơi sản xuất ra bộ phận, chi tiết đó (ở qui trình trước)

+ Tên và vị trí nơi các bộ phận, chi tiết sẽ đến (ở qui trình sau)

+ Vị trí khu vực lưu trữ

+ Số lượng các bộ phận, chi tiết trong một lô hàng, loạithùng chứa, sức chứa mỗi thùng...

Phân loại Kanban

- Kanban sản xuất (Production kanban) Đây là loại dùng để báo cho dây chuyền sản xuất cần sản xuất chi tiết, sản phẩm nào để bù vào lượng hàng đã được giao đi.

- Kanban vận chuyển (Transport kanban) Đây là loại dùng để thông báo cho công đoạn trước cần chuyển chi tiết, sản phẩm nào cho công đoạn sau.

- Kanban cung ứng (Supplier kanban) Đây là loại dùng thông báo cho nhà cung cấp nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm phải giao hàng.

- Kanban tạm thời (Temporary kanban) Kanban được phát hành có thời hạn trong các trường hợp bị thiếu hàng.

- Kanban tín hiệu (Signal kanban) Đây là loại dùng thông báo kế hoạch cho các công đoạn sản xuất theo lô.

Các nguyên tắc của Kanban

Phương pháp Kanban có những nguyên tắc sau:

- Mỗi thùng hàng phải chứa một thẻ Kanban trên đó ghi tên chi tiết, nơi sản xuất, nơi chuyển đến và số lượng.

- Chi tiết luôn được "kéo" bởi công đoạn sau.

- Không bắt đầu sản xuất khi không nhận được Kanban.

- Mỗi khay, thùng phải đựng đúng số lượng được chỉ định.

- Không được giao chi tiết phế phẩm cho công đoạn sau.

- Số lượng Kanban cần được giảm đến mức ít nhất có thể.

- Khoảng thời gian giữa các lần giao cần được giảm thiểu.

Phương pháp Kanban là phương pháp quản công đoạn sản xuất thực thi bằng các bảng truyền đạt thông tin, các phiếu liên lạc giữa các công đoạn. Trong dây chuyền sản xuất không có chi tiết thiếu hay thừa, toàn xưởng sản xuất không có sản phẩm tồn kho, cũng như không có nguyên vật liệu tồn kho.

Ưu và nhược điểm của phương pháp Kanban

(1) Ưu điểm

- Độ chính xác về giờ giấc.

- Tiết kiệm tối đa vật tư và nguyên vật liệu.

- Vòng đời sản phẩm quay nhanh và khả năng phân tán lao động cao.

- Cho thấy vấn đề lớn cần giải quyết của phân xưởng.

- Giúp nắm được tình hình, phế phẩm phát sinh dựa vào dòng di chuyển thông tin giữa các chỗ làm việc.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các nơi làm việc.

- Thích ứng quá trình sản xuất theo nhu cầu, số lượng tồn kho là ít nhất, không cần kế hoạch hàng ngày.

(2) Nhược điểm 

- Áp dụng hệ thống Kanban xưởng sẽ ít hoặc không có tồn kho nên với các lượng yêu cầu dao động lớn sẽ không đáp ứng được.

- Sự rối loạn ở một công đoạn sẽ gây ảnh hưởng toàn hệ thống.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị sản xuất và chất lượng, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh; Kanban, Logistics4vn.com; Kanban, Agilealliance)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

An Chi

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.