Tính linh hoạt của thị trường lao động (Labor Market Flexibility) là gì? Các tranh cãi xung quanh
Hình minh họa
Tính linh hoạt của thị trường lao động
Khái niệm
Tính linh hoạt của thị trường lao động trong tiếng Anh là Labor Market Flexibility.
Tính linh hoạt của thị trường lao động là một phần quan trọng của thị trường lao động, cho phép các công ty thi hành các quyết định về việc thay đổi lực lượng lao động của mình để phản ứng với những biến động trên thị trường và giúp thúc đẩy sản xuất.
Các tổ chức có thể điều chỉnh nhóm lao động bằng các cách như thuê thêm nhân viên hoặc sa thải, bồi thường và phúc lợi, và số giờ và điều kiện làm việc. Tuy nhiên, các công ty không có toàn quyền hành động để thiết lập một thị trường lao động linh hoạt vì luật pháp và chính sách bảo vệ nhân viên và các nhóm lao động.
Một thị trường lao động thực sự linh hoạt chỉ tồn tại khi có ít qui định về lực lượng lao động. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động có thể thiết lập mức lương, sa thải nhân viên và thay đổi giờ làm việc tùy ý. Và những thay đổi có thể đi một trong hai hướng.
Trong thời kì kinh tế khó khăn, một chủ lao động có tính linh hoạt cao có thể cắt giảm tiền lương và tăng số giờ làm việc dự kiến để tăng năng suất. Ngược lại, khi nền kinh tế vững mạnh, ông có thể tăng thêm ít lương cho nhân viên và giảm thời gian lao động.
Thị trường lao động kém linh hoạt hơn phải tuân theo nhiều qui định, bao gồm tiền lương tối thiểu, hạn chế sa thải và các luật khác liên quan đến hợp đồng lao động. Công đoàn lao động thường có sức mạnh đáng kể trong các thị trường này.
Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến tính linh hoạt của thị trường lao động bao gồm kĩ năng và chương trình đào tạo nhân viên, khả năng lưu động theo công việc, tiền lương tối thiểu, công việc bán thời gian và tạm thời, thông tin liên quan đến công việc có sẵn cho nhân viên từ chủ lao động.
Các tranh cãi về tính linh hoạt của thị trường lao động
Những người ủng hộ tăng tính linh hoạt của thị trường lao động cho rằng nó làm giảm thất nghiệp thấp và GDP cao hơn do những hạn chế chặt chẽ của thị trường lao động mang lại những hậu quả không lường trước được.
Ví dụ, một công ty có thể xem xét việc thuê một nhân viên toàn thời gian, nhưng sợ rằng nhân viên đó sẽ cực kì khó sa thải và có thể yêu cầu bồi thường hoặc kiện cáo tốn kém do bị xử không công bằng. Do đó, nó chọn thuê nhân viên theo hợp đồng ngắn hạn.
Một hệ thống như vậy có lợi cho số lượng nhân viên toàn thời gian tương đối thấp với các vị trí đặc biệt an toàn, nhưng làm tổn thương những người những người phải làm việc trong các hợp đồng ngắn hạn bấp bênh.
Những người ủng hộ các qui định thị trường lao động cứng rắn lại cho rằng sự linh hoạt đặt tất cả quyền lực vào tay người sử dụng lao động dẫn đến một lực lượng lao động không an toàn. Phong trào lao động bắt đầu từ thế kỉ 19 ở Mỹ và Châu Âu là phản ứng với các điều kiện làm việc nguy hiểm và độc hại, ca làm việc dài, sự bóc lột của quản lí và chủ sở hữu, giảm tiền lương, đe dọa và lạm dụng khác.
Người sử dụng lao động có rất ít động lực để giảm thiểu thương tích và tử vong tại nơi làm việc, vì họ không phải đối mặt với hậu quả của chúng và dễ dàng thay thế những nhân viên không còn có thể làm việc nữa.
(Theo investopedia)