Phương pháp Nhập trước, xuất trước (First In, First Out - FIFO) là gì? Đặc điểm và ví dụ
Phương pháp Nhập trước xuất trước
Khái niệm
Phương pháp Nhập trước xuất trước trong tiếng Anh là First In, First Out, viết tắt là FIFO.
Nhập trước xuất trước (FIFO) là một phương pháp quản lí và định giá tài sản, trong đó tài sản được sản xuất hoặc mua trước sẽ được bán, sử dụng hoặc xử lí trước.
Đặc điểm của Phương pháp Nhập trước, xuất trước (FIFO)
Phương pháp FIFO được sử dụng trong giả thuyết về dòng luân chuyển hàng tồn kho để tính giá.
Trong sản xuất, khi các mặt hàng tiến tới các giai đoạn phát triển và khi các mặt hàng tồn kho trở thành thành phẩm được bán, các chi phí liên quan tới sản phẩm đó phải được ghi nhận là một chi phí.
Theo FIFO, giả định rằng chi phí hàng tồn kho được mua trước sẽ được ghi nhận, xuất kho trước.
Giá trị tiền của tổng hàng tồn kho sẽ giảm trong quá trình này vì hàng tồn kho thành phẩm đã bán, và đã bị xóa khỏi quyền sở hữu của công ty. Các chi phí liên quan đến hàng tồn kho có thể được tính theo nhiều cách - một trong các phương pháp đó là phương pháp FIFO.
Ví dụ về Phương pháp nhập trước, xuất trước FIFO
Hàng tồn kho được cho là chi phí khi các mặt hàng chuẩn bị được bán. Điều này có thể tính là mua hàng tồn kho hoặc chi phí sản xuất, thông qua việc mua nguyên liệu và sử dụng lao động.
Các chi phí được chỉ định này dựa trên thứ tự sử dụng sản phẩm và đối với phương pháp FIFO là dựa trên những sản phẩm đã nhập kho trước.
Ví dụ nếu 100 mặt hàng được mua với giá $10 và 100 mặt hàng khác được mua tiếp theo với giá $15 , thì FIFO sẽ chỉ định chi phí cho mặt hàng đầu tiên được bán lại là mặt hàng có giá $10. Sau khi 100 mặt hàng được bán, chi phí mới sẽ trở thành mặt hàng có giá $15, dù có mua hàng tồn kho bổ sung nào thêm.
Phương pháp FIFO tuân theo logic rằng, để tránh lỗi thời, một công ty sẽ bán các mặt hàng tồn kho ở trong kho lâu nhất trước tiên và duy trì các mặt hàng mới nhất trong kho.
Mặc dù phương pháp định giá hàng tồn kho thực tế được sử dụng không cần phải theo luồng hàng tồn kho thực tế, nhưng công ty phải có khả năng cho biết lí do tại sao công ty chọn sử dụng phương pháp định giá hàng tồn kho đó.
Các lưu ý đối với Phương pháp nhập trước, xuất trước FIFO
Tình hình kinh tế điển hình liên quan đến thị trường lạm phát và giá cả tăng. Trong tình huống này, nếu phương pháp FIFO ấn định chi phí của các hàng ở trong kho lâu nhất là giá vốn hàng bán, thì những chi phí này về mặt lí thuyết sẽ được định giá thấp hơn so với hàng tồn kho vừa mới nhập kho với giá cao hiện tại.
Chi phí thấp hơn này dẫn đến thu nhập ròng cao hơn. Ngoài ra, vì hàng tồn kho mới nhập gần đây được mua với giá thường cao hơn, nên số dư hàng tồn kho cuối kì bị thổi phồng.
Phương pháp FIFO so với các phương pháp định giá khác
Phương pháp LIFO
Phương pháp định giá hàng tồn kho ngược lại với FIFO là LIFO, trong đó mặt hàng cuối cùng được mua hay nhập kho là mặt hàng đầu tiên được xuất kho trước. Trong các nền kinh tế lạm phát, điều này dẫn đến chi phí thu nhập ròng giảm phát và số dư cuối kì hàng tồn kho thấp hơn khi so sánh với phương pháp FIFO.
Phương pháp chi phí bình quân gia quyền
Phương pháp chi phí bình quân gia quyền chỉ định cùng một chi phí cho từng mục. Phương pháp chi phí bình quân gia quyền được tính bằng cách chia giá vốn hàng tồn kho cho tổng số mặt hàng có sẵn để bán. Điều này dẫn đến thu nhập ròng và số dư hàng tồn kho cuối kì nằm giữa khoảng FIFO và LIFO.
Phương pháp theo dõi hàng tồn kho cụ thể
Cuối cùng, phương pháp theo dõi hàng tồn kho cụ thể được sử dụng khi tất cả các thành phần qui cho một thành phẩm đã biết. Nếu tất cả các phần không được biết đến, việc sử dụng bất kì phương pháp nào trong số FIFO, LIFO hoặc chi phí trung bình đều phù hợp.
(Theo Investopedia)