Chi phí bảo tồn hàng tồn kho (Carrying Cost of Inventory) là gì? Đặc điểm và ví dụ
Chi phí bảo tồn hàng tồn kho
Khái niệm
Chi phí bảo tồn hàng tồn kho trong tiếng Anh là Carrying Cost of Inventory hoặc carrying cost.
Chi phí bảo tồn hàng tồn kho là một thuật ngữ kế toán xác định tất cả các chi phí kinh doanh liên quan đến việc lưu trữ hàng tồn kho. Tổng số chi phí bao gồm những chi phí liên quan đến kho bãi, tiền lương, vận chuyển và xử lí, thuế, và bảo hiểm cũng như khấu hao, hao hụt, và chi phí cơ hội.
Tổng chi phí bảo tồn hàng tồn kho thường được thể hiện dưới dạng phần trăm tổng hàng tồn kho của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Con số này được doanh nghiệp sử dụng để xác định mức thu nhập có thể kiếm được dựa trên mức hàng hoá hiện tại. Nó cũng giúp doanh nghiệp xác định xem có cần phải sản xuất nhiều hơn hoặc ít hơn để duy trì dòng thu nhập mong muốn hay không.
Đặc điểm của chi phí bảo tồn hàng tồn kho
Chi phí bảo tồn hàng tồn kho thường được gọi đơn giản là chi phí lưu trữ. Kế toán viên chịu trách nhiệm ghi lại tất cả chi phí liên quan nhưng cũng có một công thức chi phí để ước tính tổng chi phí: Lấy tổng giá trị của hàng tồn kho và chia 4 để có một dự đoán hợp lí về chi phí bảo tồn hàng tồn kho.
Đối với các nhà bán lẻ nói riêng, hàng tồn kho và các chi phí liên quan chiếm một tỉ lệ đáng kể trong tổng tài sản hiện tại trên bảng cân đối kế toán. Do đó, việc quản lí luồng hàng tồn kho có thể ảnh hưởng lớn đến chi phí bảo tồn số hàng tồn kho đó.
Chi phí bảo tồn cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sử dụng vốn và dòng tiền mặt tạo ra bởi công ty trong tương lai.
Chi phí vô hình
Chi phí hữu hình của việc lưu trữ hàng tồn kho như lưu trữ, xử lí và bảo hiểm hàng hoá là điều rõ ràng. Tuy nhiên có những chi phí ít vô hình ít rõ ràng hơn như chi phí cơ hội của số tiền đã dùng để mua hàng tồn kho, và chi phí xuống cấp hoặc lỗi thời của hàng hoá trong kho.
Chi phí cơ hội thường được định nghĩa như một mức giá phải trả của việc bỏ qua sự lựa chọn khác, có thể là một cách sử dụng tiền có lợi hơn so với việc dùng để mua hàng hoá trong kho.
Chi phí lỗi thời thường được ghi lại dưới hình thức xoá bỏ khỏi bảng cân đối kế toán. Hàng tồn kho dễ hỏng hoặc theo xu hướng thường có chi phí lỗi thời cao hơn so với các mặt hàng không dễ hỏng hoặc thiết yếu.
Ví dụ về chi phí bảo tồn hàng tồn kho
Một công ty có thể có chi phí hàng tồn kho ở mức 20%. Giá trị hàng hoá trung bình hàng năm của công ty là 1 triệu đô la. Chi phí bảo tồn hàng hoá hàng năm sẽ là $200.000 đô la hoặc 20% của 1 triệu đô la.
Chi phí hàng hoá thường dao động từ 20% đến 30% tổng chi phí hàng hoá, mặc dù nó còn phụ thuộc vào ngành nghề và qui mô kinh doanh.
Khi một công ty lên sàn, các nhà phân tích theo dõi chi phí bảo tồn hàng tồn kho của nó qua thời gian, đồng thời so sánh chi phí bảo tồn hàng tồn kho của công ty đó với các đối thủ khác trong cùng ngành.
(Theo Investopedia)