|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Phân tích lực lượng lao động (Workforce Analysis) là gì? Các bước phân tích lực lượng lao động

15:46 | 08/01/2020
Chia sẻ
Phân tích lực lượng lao động (tiếng Anh: Workforce Analysis) cung cấp thông tin cụ thể về thị trường việc làm hiện tại, bao gồm các đặc điểm và nhân khẩu học của lực lượng lao động, số liệu thống kê về nghỉ hưu và tỉ lệ nghỉ việc của nhân viên.
Phân tích lực lượng lao động (Workforce Analysis) là gì? Các bước phân tích lực lượng lao động - Ảnh 1.

Hình minh họa

Phân tích lực lượng lao động

Khái niệm

Phân tích lực lượng lao động trong tiếng Anh là Workforce Analysis.

Phân tích lực lượng lao động cung cấp thông tin cụ thể về thị trường việc làm hiện tại, bao gồm các đặc điểm và nhân khẩu học của lực lượng lao động hiện tại, số liệu thống kê về nghỉ hưu và tỉ lệ nghỉ việc của nhân viên. 

Phân tích lực lượng lao động có thể giúp công ty hiểu được lực lượng lao động hiện tại và các xu hướng có thể ảnh hưởng đến các cơ hội việc làm trong tương lai trong công ty. Kết quả từ phân tích lực lượng lao động sẽ giúp tổ chức xử lý các thách thức lực lượng lao động hiện tại và tương lai, như lấp đầy các vị trí trống.

Các bước phân tích lực lượng lao động

Bước đầu tiên là phân tích cung: bao gồm việc đánh giá dữ liệu hiện tại về nhân viên và nhân khẩu học. Điều này giúp tổ chức dự đoán nhu cầu trong tương lai hoặc thay đổi trong cơ sở nhân viên hiện tại của họ. Phân tích cung bao gồm đánh giá số lượng người thực hiện các chức năng công việc, các vai trò công việc và vị trí của từng vai trò, mức lương trung bình và tỉ lệ nghỉ việc của nhân viên.

Việc phân tích thậm chí có thể bao gồm lí do nhân viên rời khỏi công ty hoặc nguyên nhân nhân viên chuyển sang các vai trò khác trong tổ chức. Tỉ lệ nghỉ hưu và khả năng nghỉ hưu mỗi năm là một phần khác cần được xem xét trong quá trình phân tích cung.

Bước hai, phân tích cầu, bao gồm việc đánh giá nhu cầu của tổ chức trong tương lai. Bước này bao gồm đánh giá các công việc hiện tại để xác định xem liệu chúng có còn cần thiết trong tương lai hay không, và cố gắng dự đoán liệu có công nghệ mới xuất hiện nào có thể ảnh hưởng đến nhu cầu của một số vai trò nhất định, hay giúp các qui trình tại công ty hiệu quả hơn. 

Thông tin từ phân tích cầu nên được so sánh với các mục đích và mục tiêu chiến lược của công ty để đảm bảo các vị trí, vai trò trong tương lai phù hợp với sứ mệnh của công ty.

Cuối cùng, bước ba - phân tích khoảng trống, bao gồm so sánh kết quả phân tích cầu và kết quả phân tích cung để xác định các vấn đề và lỗ hổng không phù hợp với mục đích và mục tiêu của công ty. Phân tích khoảng trống giúp các nhà lãnh đạo xác định các thách thức có thể ngăn cản tổ chức đáp ứng các mục tiêu nhân sự hoặc tuyển dụng.

(Theo study.com)

Giang