|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Mô hình phân tích nợ (Default Model) là gì? Đặc điểm Mô hình phân tích nợ

09:59 | 17/02/2020
Chia sẻ
Mô hình phân tích nợ (tiếng Anh: Default Model) là mô hình được xây dựng bởi các tổ chức tài chính để xác định khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tín dụng của một công ty hoặc một tổ chức có chủ quyền.
Mô hình phân tích nợ (Default Model) là gì? Đặc điểm Mô hình phân tích nợ - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Bma.com.af

Mô hình phân tích nợ

Khái niệm

Mô hình phân tích nợ trong tiếng Anh là Default Model.

Mô hình phân tích nợ là mô hình được xây dựng bởi các tổ chức tài chính để xác định khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tín dụng của một công ty hoặc một tổ chức có chủ quyền. 

Các mô hình thống kê này thường sử dụng các phân tích hồi qui với các biến thị trường nhất định phù hợp với tình hình tài chính của công ty để xác định bản chất cũng như phạm vi rủi ro tín dụng. 

Mặt khác, bên cho vay sử dụng các mô hình phân tích nợ để xem xét rủi ro cho vay của khách hàng và xác định giới hạn rủi ro, giá cả, kì hạn và các điều khoản khác cho hợp đồng cho vay. 

Các tổ chức tín dụng tính toán xác suất mất khả năng trả nợ bằng các mô hình để lập các bảng xếp hạng tín dụng.   

Đặc điểm Mô hình phân tích nợ

Trước khi một ngân hàng hay một tổ chức cho vay tăng mức tín dụng cho khách hàng, họ sử dụng một mô hình phân tích nợ để phân tích tất cả các con số liên quan nhằm tính toán khả năng thua lỗ có thể xảy ra. 

Mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập đã được thiết lập cùng với đầu vào của các nhóm giả định khác nhau được đưa vào mô hình, để thu lại các đầu ra là xác suất mất khả năng trả nợ (theo phân tích độ nhạy). 

Do đó, mô hình phân tích nợ là công cụ cần thiết trong quá trình cấp một khoản vay tiêu chuẩn, nó cũng rất quan trọng trong qui trình định lượng rủi ro cho các sản phẩm tài chính phức tạp hơn như giao dịch hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS). 

Đối với CDS, người mua và người bán sẽ chạy các mô hình phân tích nợ của riêng họ trên tín dụng cơ sở để xác định các điều khoản của giao dịch.   

Ví dụ hoạt động kinh doanh tối trọng của các cơ quan tín dụng như Moody hay Standard&Poor yêu cầu sử dụng các mô hình phân tích nợ phức tạp và tinh vi. 

Mục tiêu của các mô hình này là đưa ra xếp hạng tín dụng tiêu chuẩn trong hầu hết các trường hợp như phát hành trái phiếu hoặc các sản phẩm liên kết tín dụng khác vào thị trường công khai. 

Các chủ thể được phân tích trong mô hình phân tích nợ có thể là các công ty, tập đoàn, địa phương, cơ quan chính phủ và các quốc gia. Mô hình ước tính xác suất mất khả năng trả nợ theo các kịch bản khác nhau. 

Các loại mô hình phân tích nợ được sử dụng để dự đoán tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ (EAD) Tỉ trọng tổn thất ước tính (LGD)

Trên lí thuyết, các định mức tín dụng phù hợp được xác định bởi các mô hình phân tích nợ cho dù chúng được tạo mục đích nào.   

Mô hình phân tích nợ CDO và khủng hoảng tài chính 

Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các cơ quan tín dụng Mỹ đã bị chỉ trích do họ đã xếp hạng AAA cho hàng trăm tỉ đô la các nghĩa vụ nợ được thế chấp (CDO) của các khoản vay dưới chuẩn. 

Mô hình phân tích nợ của các cơ quan này dự đoán xác suất mất khả năng trả nợ rất thấp. 

Với xếp hạng tín dụng cao, các CDO đã được bán rộng rãi khắp thị trường tài chính Mỹ gây hậu quả trầm trọng. 

Vì vậy, các tổ chức tín dụng nên thực hiện các điều chỉnh cần thiết cho các mô hình phân tích nợ của họ để tránh những rủi ro tương tự trong tương lai.   

(Theo Investopedia)

Lê Thảo