|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Lí thuyết thứ bậc của tác động (Hierarchy of Effects Theory) là gì?

15:42 | 19/12/2019
Chia sẻ
Lí thuyết thứ bậc của tác động (tiếng Anh: Hierarchy of Effects Theory) là một mô hình về cách quảng cáo ảnh hưởng đến quyết định mua hoặc không mua sản phẩm hoặc dịch vụ của người tiêu dùng.
Hierarchy of Effects Theory

Hình minh họa

Lí thuyết thứ bậc của tác động

Khái niệm

Lí thuyết thứ bậc của tác động trong tiếng Anh là Hierarchy of Effects Theory.

Lí thuyết thứ bậc của tác động là một mô hình về cách quảng cáo ảnh hưởng đến quyết định mua hoặc không mua sản phẩm hoặc dịch vụ của người tiêu dùng. 

Hệ thống thứ bậc tác động thể hiện sự tiến bộ của việc học hỏi và trải nghiệm ra quyết định tiêu dùng là kết quả của quảng cáo.

Mô hình thứ bậc của tác động được sử dụng để thiết lập một chuỗi các mục tiêu thông điệp quảng cáo cho một sản phẩm cụ thể, và để dần dần đạt được từng mục tiêu cho đến khi bán được sản phẩm. 

Các bước thực hiện của mô hình này (theo thứ tự): nhận thức, kiến thức, ý thích, ưu tiên, tin tưởng và mua hàng.

Lí thuyết thứ bậc của tác động là một chiến lược quảng cáo tiên tiến do nó tiếp cận việc bán hàng hóa thông qua các thông điệp quảng cáo có sức thuyết phục, được phát triển tốt được thiết kế để xây dựng nhận thức thương hiệu theo thời gian.

Dù các công ty thường sẽ mong hàng hóa được bán ngay lập tức và nhanh chóng, nhưng họ sẽ sử dụng chiến lược này khi nhận định rằng khách hàng sẽ cần nhiều thời gian hơn để đưa ra quyết định mua sản phẩm.

Mục tiêu của các nhà quảng cáo là hướng dẫn một khách hàng tiềm năng trải qua tất cả 6  giai đoạn của hệ thống tức bậc

Các hành vi liên quan đến lí thuyết thứ bậc của tác động có thể được rút gọn thành "suy nghĩ", "cảm nhận" và "làm" hoặc các hành vi nhận thức, tình cảm và nỗ lực. 

Mô hình thứ bậc của tác động được sáng tạo bởi Robert J. Lavidge và Gary A. Steiner.

Các giai đoạn của lí thuyết thứ bậc của tác động

Các đoạn nhận thức và kiến thức: là khi người tiêu dùng được thông báo về sản phẩm hoặc dịch vụ; và cách họ xử lý thông tin được cung cấp. Trong các giai đoạn này nhà quảng cáo cần phải làm nổi bật thông tin thương hiệu một cách hữu ích và dễ hiểu để khiến khách hàng tiến năng tìm hiểu thêm và tạo ra kết nối với sản phẩm.

Các giai đoạn thích và ưu tiên: là khi khách hàng hình thành cảm xúc về thương hiệu, vì vậy đây không phải là lúc nhà quảng cáo nên tập trung vào sản phẩm, ưu điểm của tính năng hoặc thông số kĩ thuật của nó. Thay vào đó, họ nên cố gắng tạo ra sự hấp dẫn về giá trị, cảm xúc, lòng tự trọng hoặc lối sống của khách hàng.

Các giai đoạn tin tưởng và mua hàng: tập trung vào hành động. Đây là lúc nhà quảng cáo cố gắng thúc đẩy một khách hàng tiềm năng hành động dựa trên thông tin họ đã học và những kết nối cảm xúc mà họ đã tạo ra với thương hiệu bằng cách mua hàng.

Trong các giai đoạn này, nhà quảng cáo nên cố gắng thuyết phục khách hàng tiềm năng rằng họ cần một sản phẩm hoặc dịch vụ, có thể bằng cách cung cấp cho họ một giai đoạn thử nghiệm miễn phí hoặc sản phẩm mẫu. 

Các nhà quảng cáo cũng nên xây dựng một mức độ tin cậy với khách hàng tiềm năng bằng cách tập trung vào chất lượng, tính hữu dụng và mức độ phổ biến của sản phẩm hoặc dịch vụ.

(Theo investopedia)

Giang