|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Động lực thị trường (Market Dynamics) là gì? Động lực thị trường trong kinh tế học

10:15 | 01/11/2019
Chia sẻ
Động lực thị trường (tiếng Anh: Market Dynamics) là các lực lượng tác động đến giá cả và hành vi của người sản xuất và người tiêu dùng, tạo ra các tín hiệu giá cả do sự biến động của cung và cầu đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định.
Market dynamics

Hình minh họa

Động lực thị trường

Khái niệm

Động lực thị trường trong tiếng Anh là Market Dynamics.

Động lực thị trường là các lực lượng tác động đến giá cả và hành vi của người sản xuất và người tiêu dùng. Trong một thị trường, các lực lượng này tạo ra các tín hiệu giá cả do sự biến động của cung và cầu đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định. 

Các mô hình kinh tế và kinh doanh gắn liền với động lực thị trường do hàng hóa và dịch vụ được mua và bán. Tuy nhiên, động lực thị trường có thể tác động đến mọi chính sách ngành công nghiệp hoặc chính sách của chính phủ.

Ngoài giá cả, cung, cầu, còn có những lực lượng thị trường năng động khác . Một số cảm xúc cũng thúc đẩy quyết định, ảnh hưởng đến thị trường và hành vi, và tạo ra tín hiệu giá cả. Tác động của những cảm xúc này thúc đẩy hành động của các nhà đầu tư, thương nhân và người tiêu dùng.

Động lực thị trường trong kinh tế học

Động lực thị trường tạo thành nền tảng cho nhiều mô hình và lí thuyết kinh tế, và các nhà hoạch định chính sách có những quan điểm khác nhau về cách tốt nhất để kích thích nền kinh tế. Có hai cách tiếp cận chính trong kinh tế học, theo hướng trọng cung và trọng cầu.

Động lực thị trường trong kinh tế học trọng cung

Kinh tế học trọng cung trở nên nổi tiếng nhờ Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, dựa trên lí thuyết rằng cắt giảm thuế nhiều hơn cho các nhà đầu tư, công ty và doanh nhân sẽ khuyến khích đầu tư để cung cấp nhiều hàng hóa hơn, và tạo ra lợi ích kinh tế khuếch tán xuống phần còn lại của nền kinh tế.

Kinh tế học trọng cung có ba trụ cột là chính sách thuế, chính sách điều tiết và chính sách tiền tệ. Tư tưởng chính của nó là sản xuất - hay cung cấp hàng hóa và dịch vụ - có vai trò quan trọng nhất tron  tăng trưởng kinh tế.

Động lực thị trường trong kinh tế học trọng cầu

Các nhà kinh tế học trọng cầu cho rằng việc tạo ra tăng trưởng kinh tế hiệu quả là từ nhu cầu cao đối với các sản phẩm và dịch vụ. Nếu có nhu cầu cao về hàng hóa và dịch vụ, chi tiêu của người tiêu dùng sẽ tăng và các doanh nghiệp có thể mở rộng và sử dụng thêm lao động. Mức độ có việc làm cao hơn tiếp tục kích thích tổng cầu và tăng trưởng kinh tế.

Kinh tế học trọng cầu cho rằng cắt giảm thuế cho doanh nghiệp và người giàu không mang lại lợi ích kinh tế, do các khoản tiền họ giữ lại được từ giảm thuế không đi vào sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ. Thay vào đó, họ dùng tiền để mua lại cổ phiếu, làm tăng giá trị thị trường của cổ phiếu và mang lại lợi ích cho nhà điều hành.

Các nhà kinh tế học trọng cầu cho rằng tăng chi tiêu của chính phủ sẽ giúp tăng trưởng kinh tế bằng cách thúc đẩy và bổ sung các cơ hội việc làm, và chi tiêu chính phủ tăng sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế với tốc độ lớn hơn so với cắt giảm thuế.

Ví dụ thực tiễn về động lực thị trường

Nhu cầu của người tiêu dùng đôi khi có thể là một động lực mạnh mẽ cho thị trường. Theo công ty nghiên cứu thị trường The NPD Group, chi tiêu của người tiêu dùng đang tăng lên, đặc biệt là cho các mặt hàng thời trang xa xỉ như giày dép, phụ kiện và may mặc. 

Khi nhu cầu về hàng may mặc xa xỉ tăng lên, các nhà sản xuất và thương hiệu sẽ có thể tăng giá, điều này sẽ kích thích ngành công nghiệp và thúc đẩy nền kinh tế nói chung.

(Theo investopedia)

Hằng Hà

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.