|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Lãi suất tích lũy (Accrual Rate) là gì?

12:15 | 18/03/2020
Chia sẻ
Lãi suất tích lũy (tiếng Anh: Accrual Rate) là lãi suất áp dụng cho tiền gốc của các nghĩa vụ tài chính, chẳng hạn như trái phiếu, các khoản thế chấp và thẻ tín dụng.
Lãi suất tích lũy (Accrual Rate) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa

Lãi suất tích lũy

Khái niệm

Lãi suất tích lũy trong tiếng Anh là Accrual Rate.

Lãi suất tích lũy là lãi suất áp dụng cho tiền gốc của các nghĩa vụ tài chính, chẳng hạn như trái phiếu, các khoản thế chấp và thẻ tín dụng.

Ứng dụng của lãi suất tích lũy

Lãi suất tích lũy đóng vai trò quan trọng trong việc tính toán giá trị thực của nghĩa vụ nợ tài chính. Số tiền lãi cộng dồn phải được cộng vào số dư nợ gốc.

Lãi suất tích lũy cũng được sử dụng trong các trường hợp phi tài chính: theo dõi khoản phải trả trong ngày nghỉ hoặc ngày ốm đau cũng như thời gian nghỉ có lương, các khoản trợ cấp hưu trí khác và tính toán các kế hoạch thanh toán.

Cách tính lãi suất tích lũy

Để tính lãi suất tích lũy hàng ngày trên một công cụ tài chính, ta chia lãi suất theo năm cho số ngày trong một năm (365 hoặc 360). Sau đó nhân kết quả với số tiền của dư nợ gốc hoặc mệnh giá.

Tương tự, đối với các nghĩa vụ với lãi suất tích lũy hàng tháng, ta sẽ chia lãi suất hàng năm cho 12, sau đó nhân kết quả với dư nợ chưa thanh toán.

Thông thường, lãi suất tích lũy là giá trị dương. Nhưng trong những trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như trong thời kì lãi suất âm, chúng có thể âm.

Trường hợp đặc biệt

Khái niệm tích lũy (dồn tích) cũng được áp dụng trong Nguyên tắc kế toán chung (GAAP) và đóng một vai trò quan trọng trong kế toán dồn tích. Theo phương pháp kế toán này, thu nhập và chi phí được ghi nhận tại thời điểm xảy ra giao dịch, không gắn liền với dòng tiền thu hoặc chi.

Phương pháp kế toán này thường được sử dụng cho mục đích xác định hiệu quả kinh doanh, ước tính được dòng tiền vào và dòng tiền ra trong tương lai.

Kế toán dồn tích trái ngược với kế toán tiền mặt. Kế toán tiền mặt chỉ xem xét tiền đã thực thu - thực chi, thay vì bằng dòng tiền dự thu - dự chi như kế toán dồn tích.

Kế toán dồn tích được sử dụng cho các công ty nắm giữ số lượng lớn hàng tồn kho hoặc bán hàng chưa thu tiền ngay. Trong các trường hợp kế toán dồn tích như vậy, lãi suất tích lũy của các khoản thanh toán đến dự kiến sẽ được tính vào giá trị của công ty.

(Nguồn tham khảo: Investopedia)

Mai Phạm

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.