|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Lãi suất âm (Negative Interest Rate) là gì? Cách thức hoạt động của lãi suất âm

22:03 | 02/04/2020
Chia sẻ
Lãi suất âm (tiếng Anh: Negative Interest Rate) xảy ra khi người đi vay được ghi có lãi thay vì trả lãi cho người cho vay.
Lãi suất âm (Negative Interest Rate) là gì? Cách thức hoạt động của lãi suất âm - Ảnh 1.

Hình minh họa

Lãi suất âm (Negative Interest Rate) 

Khái niệm

Lãi suất âm trong tiếng Anh là Negative Interest Rate.

Lãi suất âm xảy ra khi người đi vay được ghi có lãi thay vì trả lãi cho người cho vay. Trường hợp bất thường này rất có thể xảy ra trong thời kì suy thoái kinh tế sâu sắc khi chính sách tiền tệ và các lực lượng thị trường đã đẩy lãi suất về giới hạn 0 danh nghĩa (nominal zero-bound).

Cách thức hoạt động của lãi suất âm

Mặc dù lãi suất thực có thể có hiệu quả âm nếu lạm phát vượt quá lãi suất danh nghĩa, lãi suất danh nghĩa đã bị giới hạn về mặt lí thuyết bằng 0. Lãi suất âm thường là kết quả của một nỗ lực liều lĩnh và then chốt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua các phương tiện tài chính.

Giới hạn 0 đề cập đến mức thấp nhất mà lãi suất có thể giảm xuống. Có những trường hợp khi mà lãi suất âm đã được thực hiện trong suốt khoảng thời gian bình thường. Thụy Sỹ là một ví dụ như vậy; tính đến giữa năm 2019, lãi suất mục tiêu của đất nước này là -0,75%. Nhật Bản đã áp dụng chính sách tương tự, trong phạm vi mục tiêu giữa năm 2019 là -0,1%.

Lãi suất âm có thể xảy ra trong thời kì giảm phát khi người dân và doanh nghiệp nắm giữ quá nhiều tiền thay vì chi tiêu nó. Điều này có thể dẫn đến nhu cầu giảm mạnh và đưa mức giá thậm chí còn thấp hơn. 

Thông thường, một chính sách tiền tệ nới lỏng được sử dụng để đối phó với loại tình huống này. Tuy nhiên, với các dấu hiệu giảm phát mạnh vẫn là một yếu tố, chỉ giảm lãi suất của ngân hàng trung ương về 0 có thể không đủ để kích thích tăng trưởng tín dụng và cho vay.

Ví dụ thực tế về lãi suất âm

Trong những năm gần đây, các ngân hàng trung ương ở châu Âu, Scandinavia và Nhật Bản đã thực hiện chính sách lãi suất âm (NIRP) đối với việc dự trữ các khoản dư thừa ngân hàng trong hệ thống tài chính. Công cụ chính sách tiền tệ không chính thống này được thiết kế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua chi tiêu và đầu tư vì người gửi tiền sẽ được khuyến khích chi tiêu tiền mặt thay vì lưu trữ tại ngân hàng và chịu tổn thất được bảo đảm.

Vẫn chưa rõ liệu chính sách này có hiệu quả ở các quốc gia này theo dự định hay không và liệu lãi suất âm có tạo ra khoản chênh lệch dự trữ tiền mặt dư thừa trong hệ thống ngân hàng tới các bộ phận khác của nền kinh tế hay không.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

Tường Vy

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.