Chính sách lãi suất âm (Negative Interest Rate Policy) là gì?
Hình minh họa. Nguồn: news2day.co.kr
Chính sách lãi suất âm
Khái niệm
Chính sách lãi suất âm trong tiếng Anh là Negative Interest Rate Policy, viết tắt là NIRP.
Chính sách lãi suất âm là một công cụ chính sách tiền tệ độc đáo được sử dụng bởi các ngân hàng trung ương, theo đó lãi suất mục tiêu danh nghĩa được đặt với một giá trị âm, dưới mức giới hạn dưới lí thuyết là 0%.
Chính sách lãi suất âm là một công cụ tương đối mới (từ những năm 1990) trong chính sách tiền tệ được sử dụng để giảm thiểu khủng hoảng tài chính.
Bản chất của chính sách lãi suất âm
Khi thực hiện chính sách lãi suất âm, ngân hàng trung ương và có lẽ cả các ngân hàng tư nhân sẽ tính lãi suất âm. Thay vì được nhận lãi, mọi người phải trả tiền nếu muốn gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng.
Chính sách này nhằm khuyến khích các ngân hàng cho vay tiền rộng rãi hơn và thúc đẩy các doanh nghiệp và cá nhân đầu tư, cho vay và tiêu tiền thay vì trả một khoản phí để giữ tiền an toàn trong ngân hàng.
Trong thời kì giảm phát, người dân và doanh nghiệp tích trữ tiền thay vì chi tiêu và đầu tư. Kết quả là tổng cầu giảm mạnh, dẫn đến giá giảm hơn nữa, sản xuất chậm lại hoặc dừng hẳn, kéo theo gia tăng thất nghiệp.
Một chính sách tiền tệ nới lỏng hoặc mở rộng thường được sử dụng để đối phó với sự đình trệ kinh tế như vậy. Tuy nhiên, nếu các yếu tố giảm phát đủ mạnh, chỉ giảm lãi suất của ngân hàng trung ương về 0 có thể không đủ để kích thích vay và cho vay.
Lí thuyết cơ sở của chính sách lãi suất âm
Chính sách lãi suất âm có thể được coi là nỗ lực cuối cùng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Về cơ bản, nó được đưa vào sử dụng khi tất cả các phương án khác (mọi chính sách truyền thống khác) đã tỏ ra không hiệu quả và thất bại.
Về mặt lí thuyết, lãi suất mục tiêu dưới 0 sẽ giảm chi phí vay cho các công ty và hộ gia đình, thúc đẩy nhu cầu vay và khuyến khích đầu tư và chi tiêu tiêu dùng.
Các ngân hàng bán lẻ có thể sẽ chọn tự gánh chịu các chi phí liên quan đến lãi suất âm dù điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận thay vì chuyển chi phí cho người gửi tiền cá nhân vì sợ rằng nếu không làm vậy, họ sẽ phải rút tiền gửi của mình sang tiền mặt.
Ví dụ thực tiễn về chính sách lãi suất âm
Một ví dụ về chính sách lãi suất âm là đặt lãi suất chủ yếu ở mức -0,2%, như vậy người gửi tiền sẽ phải trả mức phí 0,2% trên khoản tiền gửi của họ thay vì nhận được tiền lãi.
- Chính phủ Thụy Sĩ đã thực hiện chính sách lãi suất âm vào đầu những năm 1970 để chống lại sự tăng giá tiền tệ của họ.
- Chính sách lãi suất âm được Thụy Điển sử dụng trong năm 2009 và 2010, và được Đan Mạch sử dụng trong năm 2012 để ngăn chặn dòng tiền nóng chảy vào nền kinh tế các nước này.
- Năm 2014, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã thực hiện chính sách lãi suất âm chỉ áp dụng cho tiền gửi ngân hàng nhằm ngăn chặn Eurozone rơi vào vòng xoáy giảm phát.
(Theo investopedia.com)
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/