|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tổng cầu (AD) là gì? Các mô hình tổng cầu

13:11 | 19/08/2019
Chia sẻ
Tổng cầu (tiếng Anh: Aggregate Demand, viết tắt: AD) là lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước mà các tác nhân kinh tế sẵn sàng và có khả năng mua tại mỗi mức giá.
500_F_48740208_eZ6WeYz8wEeM7wfgTXJLd0wvBXCydzy7

Hình minh họa. Nguồn: Fotolia

Tổng cầu (Aggregate Demand)

Định nghĩa

Tổng cầu trong tiếng Anh là Aggregate Demand, viết tắt là AD. Tổng cầu là lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước mà các tác nhân kinh tế sẵn sàng và có khả năng mua tại mỗi mức giá.

Các nhân tố cấu thành tổng cầu

Tổng cầu gồm các bộ phận cấu thành sau

(1) Tiêu dùng (C)

Tiêu dùng chủ yếu do thu nhập khả dụng (Yd) quyết định, đó là phần thu nhập cá nhân sau khi trừ đi thuế (Yd = Y - T)

Ngoài ra, còn có các yếu tố khác ảnh hưởng tới tiêu dùng như: xu hướng dài hạn của thu nhập, của cải hộ gia đình và mức giá chung

(2) Đầu tư tư nhân (I)

Chi tiêu đầu tư bao gồm các khoản tiền tư nhân bỏ ra mua nhà xưởng, trang thiết bị và tích lũy hàng hóa tồn kho.

Các nhân tố chính quyết định đầu tư là mức sản lượng, chi phí vốn (phụ thuộc vào chính sách thuế, lãi suất và các điều kiện tài chính khác) và kì vọng về tương lai.

(3) Chi tiêu của Chính phủ (G)

Là các khoản chi tiêu của Chính phủ để mua sắm các hàng hóa và dịch vụ. Khác với tiêu dùng và đầu tư, nội dung này của tổng cầu được xác định trực tiếp bởi các quyết định chi tiêu của chính phủ.

(4) Xuất khẩu ròng (NX)

Là chênh lệch giữa tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu. Trong đó:

Nhập khẩu (Imports): được quyết định bởi thu nhập trong nước, tỉ số giá trong nước so với giá quốc tế và tỉ giá hối đoái.

Xuất khẩu (Exports): được quyết định bởi thu nhập quốc dân và sản lượng ở nước ngoài, bởi mức giá tương đối và tỉ giá hối đoái. 

Như vậy, xuất khẩu ròng phụ thuộc vào thu nhập trong nước, ngoài nước, giá tương đối và tỉ giá hối đoái.

Các mô hình tổng cầu

A. Mô hình tổng cầu trong nền kinh tế giản đơn

- Nền kinh tế giản đơn là nên kinh tế chỉ bao gồm hai khu vực là hộ gia đình và hãng kinh doanh (doanh nghiệp).

- Tổng cầu trong nền kinh tế giản đơn là toàn bộ số lượng hàng hóa và dịch vụ mà các hộ gia đình và các hãng kinh doanh dự kiến chi tiêu, tương ứng với mức thu nhập của họ.

AD = C + I

Trong đó:

C là cầu về hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của hộ gia đình.

I là cầu về hàng hóa và dịch vụ đầu tư của hãng kinh doanh.

Nghiên cứu về hàm tổng cầu trong nền kinh tế giản đơn được đưa về nghiên cứu hai hàm là hàm tiêu dùng (C) và hàm đầu tư (I).

Thay hàm C và I vào phương trình trên, ta có

AD1 = C̅ + Ī + MPC x Y + MPI x Y

AD1 = C̅ + Ī + (MPC + MPI) x Y

Tổng cầu bao gồm hai bộ phận: Một bộ phận không phụ thuộc vào thu nhập (C̅, Ī ) và một bộ phận phụ thuộc vào thu nhập (MPC x Y và MPI x Y).

Chú ý: Trong nền kinh tế giản đơn Y = Yd do đó hàm C được biểu diễn theo Y.

Kết luận: Hàm tổng cầu AD1 còn gọi là hàm tổng cầu theo sản lượng cho biết mức tổng cầu hay tổng chi tiêu phụ thuộc như thế nào vào sản lượng.

Trong hàm tổng cầu AD1, ta thấy MPC > 0; MPI >= 0 vì vậy (MPC + MPI) > 0. Điều này có nghĩa là hàm tổng cầu đồng biến theo sản lượng. 

Nói cách khác là khi sản lượng tăng làm thu nhập khả dụng tăng, dẫn đến tiêu dùng tăng. Sản lượng tăng có thể làm cho đầu tư tăng. Vì vậy, sản lượng làm tổng chi tiêu tăng, tức là tổng cầu tăng.

B. Mô hình tổng cầu trong nền kinh tế đóng

- Nền kinh tế đóng là nền kinh tế có ba tác nhân tham gia vào hoạt động kinh tế: hộ gia đình, hãng kinh doanh và Chính phủ.

- Chính phủ tham gia vào nền kinh tế với hai hành vi: chi tiêu và thuế.

AD = C + I + G

Hàm tổng cầu trong nền kinh tế đóng ngoài nghiên cứu hàm tiêu dùng (C), hàm đầu tư (I) còn nghiên cứu hàm chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ (G) và tác động của thuế đến hàm tiêu dùng.

Ta có:

Screenshot (103)-crop

C. Mô hình tổng cầu trong nền kinh tế mở

Tổng cầu trong nền kinh tế mở được xác định khi kết hợp tổng cầu của nền kinh tế đóng với hoạt động ngoại thương.

AD = C + I + G + NX

Screenshot (103)-crop

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế vĩ mô, NXB Tài chính; Giáo trình Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)

Minh Lan