Nguyên giá tài sản cố định hữu hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Tài sản cố định vô hình (tiếng Anh: Intangible fixed assets) là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.
Tài sản cố định hữu hình (tiếng Anh: Tangible fixed assets) là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.
Phương pháp kiểm toán (tiếng Anh: Audit Method) là việc vận dụng các phương pháp kĩ thuật nghiệp vụ cụ thể vào công tác kiểm toán nhằm đạt được các mục tiêu kiểm toán được đặt ra.
Thủ tục kiểm soát (tiếng Anh: Internal control procedures) có vai trò quan trọng trong cơ cấu kiểm soát nội bộ của đơn vị. Để kiểm soát nội bộ được hiệu quả cần rất nhiều thủ tục kiểm soát cụ thể khác nhau.
Các nguyên tắc kiểm soát (tiếng Anh: Principles of internal control) là một bộ phận quan trọng trong hệ thống kiểm soát nội bộ và cần được tuân thủ nghiêm ngặt.
Hệ thống kế toán (tiếng Anh: Accounting system) là một trong ba bộ phận chính cấu thành nên hệ thống kiểm soát nội bộ. Việc hiểu rõ hệ thống kế toán có ý nghĩa quan trọng với kiểm toán viên khi đánh giá đơn vị được kiểm toán.
Môi trường kiểm soát (tiếng Anh: Control environment) là một bộ phận của hệ thống kiểm soát nội bộ và có ảnh hưởng lớn đến tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Vật tư (tiếng Anh: Supplies) là một bộ phận tài sản ngắn hạn trong bảng Cân đối kế toán, bao gồm nguyên liệu, vật liêu, công cụ dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, hoặc cung cấp dịch vụ.
Hệ thống kiểm soát nội bộ (tiếng Anh: Internal control system) có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân mỗi đơn vị được kiểm toán. Tuy vậy, hệ thống kiểm soát nội bộ luôn tồn tại những hạn chế cố hữu cần được nhận biết.
Bằng chứng kiểm toán (tiếng Anh: Audit Evidence) có ý nghĩa quan trọng đối với kiểm toán viên, là cơ sở để chứng minh các nhận định của kiểm toán viên về các báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán.
Cơ sở dẫn liệu (tiếng Anh: Management Assertions) là một thuật ngữ thông dụng trong kiểm toán. Khái niệm cơ sở dẫn liệu tác động đến kiểm toán viên trong toàn bộ quá trình thực hiện kiểm toán.
Tính trọng yếu (tiếng Anh: Materiality) là cái ngưỡng để xem xét xem sai phạm có thể được chấp nhận hay không trong kiểm toán, còn gọi là mức trọng yếu.
Có thể hiểu báo cáo kiểm toán (tiếng Anh: Audit Report) là một bảng đánh giá tổng hợp của kiểm toán viên về mức độ trung thực cũng như tính khách quan về mặt số liệu của báo cáo tài chính.
Vốn bằng tiền (tiếng Anh: Cash and cash equivalents) là một bộ phận của tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp, có tính thanh khoản cao nhất, tồn tại trực tiếp dưới hình thức giá trị.
Báo cáo bộ phận (tiếng Anh: Segment reporting) là báo cáo các thông tin tài chính theo lĩnh vực kinh doanh và các khu vực địa lý khác nhau của doanh nghiệp. Qua đó, người sử dụng báo cáo tài chính có thể đánh giá được những rủi ro và lợi ích kinh tế của doanh nghiệp.
Nợ phải trả (tiếng Anh: Liabilities) là một bộ phận trong Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, phản ánh các khoản nợ phải trả phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ.