|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hệ thống kiểm soát nội bộ (Internal control system) là gì? Mục đích và hạn chế

21:29 | 27/08/2019
Chia sẻ
Hệ thống kiểm soát nội bộ (tiếng Anh: Internal control system) có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân mỗi đơn vị được kiểm toán. Tuy vậy, hệ thống kiểm soát nội bộ luôn tồn tại những hạn chế cố hữu cần được nhận biết.
Hệ thống kiểm soát nội bộ (Internal control system), mục đích và hạn chế - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: enterslice.com

Hệ thống kiểm soát nội bộ (Internal control system)

Định nghĩa

Hệ thống kiểm soát nội bộ trong tiếng Anh là Internal control system.

Hệ thống kiểm soát nội bộ được định nghĩa như sau: "Hệ thống kiểm soát nội bộ là các qui định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các qui định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lí; nhằm bảo vệ, quản lí và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị. Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát".

(Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 400)

Mục đích của các nhà quản lí với hệ thống kiểm soát nội bộ

Các nhà quản lí khi thiết lập và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ thông thường có những mục đích sau:

- Tăng cường hiệu lực trong điều hành và hiệu quả về việc sử dụng nguồn lực trong đơn vị.

- Thúc đẩy việc tuân thủ pháp luật của đơn vị.

- Bảo vệ thông tin, sổ sách, tài sản của đơn vị.

- Cung cấp thông tin đáng tin cậy và lập được báo cáo tài chính trung thực và hợp lí.

Hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ

- Hệ thống kiểm soát nội bộ không được thiết lập tối ưu do giới hạn về chi phí.

- Các thủ tục kiểm soát nội bộ được tiết kế cho các nghiệp vụ thường xuyên, nhưng những sai sót và gian lận xảy ra thường thuộc về các nghiệp vụ không thường xuyên.

- Hệ thống kiểm soát không phát huy tác dụng do có sự thông đồng của các nhân viên, các nhà quản lí trong công ty cũng như thông đồng với bên thứ ba.

- Người thực hiện kiểm soát có thể lạm quyền.

- Các thủ tục kiểm soát không được cập nhật đầy đủ, lạc hậu, các thủ tục kiểm soát được thiết kế không phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp.

- Người thực hiện kiểm soát không thực hiện đúng nhiệm vụ của mình do sơ suất hoặc thiếu chú ý, do không nắm vững nhiệm vụ của mình.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài chính)

hangha