|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Khoản mục đặc biệt (Special Item) là gì? Khoản mục đặc biệt và Gian lận khi báo cáo

17:32 | 03/06/2020
Chia sẻ
Khoản mục đặc biệt (tiếng Anh: Special Item) trong kế toán doanh nghiệp là một khoản chi phí hoặc thu nhập một lần có giá trị lớn, mà công ty không mong đợi sẽ tái diễn trong những năm tiếp theo.
Khoản mục đặc biệt (Special Item) là gì? Khoản mục đặc biệt và Gian lận khi báo cáo - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia

Khoản mục đặc biệt

Khái niệm

Khoản mục đặc biệt trong tiếng Anh là Special Item.

Trong kế toán doanh nghiệp, một khoản mục đặc biệt là một khoản chi phí hoặc thu nhập một lần có giá trị lớn, mà công ty không mong đợi sẽ tái diễn trong những năm tiếp theo.   

Khoản mục đặc biệt được tách ra khỏi các loại thu nhập và chi phí khác khi biểu diễn trên báo cáo thu nhập, để các nhà đầu tư có thể so sánh chính xác hơn các con số hiệu suất của công ty qua các kì kế toán. 

Ví dụ về các khoản mục đặc biệt bao gồm chi phí bất thường, chi chi phí tái cấu trúc, lợi nhuận từ việc xóa nợ và thu nhập từ các hoạt động không tiếp tục hay đã bị ngừng.   

Đặc điểm Khoản mục đặc biệt 

Có quan điểm cho rằng các khoản mục đặc biệt thường được sử dụng để thao túng các nhà đầu tư. Tuy nhiên, các khoản mục đặc biệt thường là các khoản mục hợp pháp và việc các doanh nghiệp thỉnh thoảng trải qua các sự kiện diễn ra một lần và dự kiến sẽ không có tác động kéo dài đến thu nhập là điều bình thường.   

Những mục này có thể bao gồm tiền phạt, tiền lãi từ việc xóa nợ và thu nhập từ các hoạt động kinh doanh  không tiếp tục hay đã bị ngừng. 

Tuy nhiên, nếu một công ty báo cáo các khoản mục đặc biệt trên báo cáo thu nhập của họ từ năm này sang năm khác, thì đây có thể là lời cảnh báo cho các nhà đầu tư khi có ý định đầu tư vào công ty này. 

Vì việc ghi nhận khoản mục đặc biệt định kì không chỉ gây khó khăn cho việc đánh giá hiệu suất của công ty theo thời gian, mà chúng còn cho thấy sự không ổn định trong hoạt động kinh doanh.   

Các khoản mục đặc biệt không nên bị nhầm lẫn với khoản mục ngoại lệ. Khoản mục ngoại lệ là một khoản phí lớn phát sinh phải được lưu ý trên bảng cân đối kế toán của công ty, nhưng được coi là một phần của chi phí kinh doanh thông thường. Qui mô và tần suất xuất hiện của khoản mục này phải được nêu rõ trong báo cáo.  

Khoản mục đặc biệt và Gian lận khi báo cáo

Một số khoản mục đặc biệt thực sự chỉ diễn ra một lần, tuy nhiên, nhiều công ty ghi lại các khoản phí mà họ liên tục phải chịu trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường dưới dạng phí một lần một cách không chính xác. 

Cách làm này có thể làm cho sức khỏe tài chính của công ty có vẻ tốt hơn so với thực tế, qua mắt các nhà đầu tư.   

Nhiều nhà đầu tư cho rằng điều này là lời cảnh báo nguy hiểm khi đầu tư. Thực tế, một số công ty thậm chí sử dụng chi phí tái cấu trúc như một phương tiện để cải thiện thu nhập và lợi nhuận trong tương lai. 

Bằng cách đẩy chi phí tái cấu trúc lên thật lớn, các công ty sẽ giảm được chi phí khấu hao trong các giai đoạn trong tương lai và do đó tăng thu nhập.   

Nếu các khoản phí một lần thực sự là chi phí hoạt động, thì chúng nên được xử lí như là một chi phí hoạt động và thu nhập nên được tính sau các khoản chi phí này. Nếu các khoản phí một lần thực sự là các khoản phí một lần, thu nhập phải được ước tính trước các khoản chi phí này.   

Ví dụ về Khoản mục đặc biệt

Công ty XYZ là công ty sản xuất các vật dụng. Chính phủ nơi công ty XYZ hoạt động đã đưa ra lệnh sẽ phạt các nhà sản xuất phụ tùng không sử dụng một loại máy ép phụ tùng nhất định mà chính phủ ưu tiên sử dụng. 

Công ty XYZ quyết định không áp dụng máy ép phụ tùng mới và vì vậy bị phạt 100.000.000 USD.   

Sau khi trả tiền phạt, công ty XYZ nhận thấy khoản tiền phạt này quá tốn kém và ngay lập tức quyết định mua máy ép phụ tùng do chính phủ ủy quyền, để không phải chịu hình phạt lớn trong những năm tới. 

Do đó, khoản tiền phạt 100.000.000 USD này sẽ được liệt kê trên báo cáo thu nhập dưới dạng một khoản mục đặc biệt.   

(Theo Investopedia)

Lê Thảo

Sự kiện chứng khoán nổi bật 2024: Thách thức mốc 1.300 điểm, khối ngoại bán ròng kỷ lục, VNDirect bị hacker quốc tế tấn công
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng trưởng năm thứ hai liên tiếp (2023 - 2024). Cùng điểm lại những sự kiện đáng chú ý nhất ngành chứng khoán trong năm qua như sự kiện nhà đầu tư nước ngoài bán ròng kỷ lục, hệ thống của VNDirect bị hacker quốc tế tấn công.