|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Xóa nợ (Cancellation of Debt - COD) là gì? Các chương trình miễn trừ nợ

14:30 | 04/12/2019
Chia sẻ
Xóa nợ (tiếng Anh: Cancellation of Debt, viết tắt: COD) là thuật ngữ chỉ việc người cho vay giải phóng khoản dư nợ chưa được trả cho người đi vay.
image

Hình minh họa. Nguồn: Fortune.com

Xóa nợ

Khái niệm

Xóa nợ hay còn gọi là hủy bỏ nợ trong tiếng Anh là Cancellation of Debt, viết tắt là COD.

Xóa nợ (COD) chỉ việc người cho vay giải phóng người đi vay khỏi nghĩa vụ nợ của họ. Người đi vay có thể thương lượng trực tiếp với người cho vay về việc xóa nợ. 

Xóa nợ cũng có thể do các chương trình giảm nợ hay do người đi vay nộp đơn xin phá sản. 

Các khoản nợ được người cho vay xóa vẫn phải chịu thuế như một loại thu nhập. Nợ bị xóa thường sẽ được chủ nợ ghi lại và được báo cáo cho người đi vay dưới dạng khoản thu nhập.       

Xóa nợ sẽ giúp giảm các gánh nặng cho một người đi vay có tình trạng tài chính căng thẳng. Trong một số trường hợp, các khoản nợ giữa các quốc gia cũng có thể được xóa để hỗ trợ kinh tế.     

Người đi vay căng thẳng tài chính có thể thương lượng với người cho vay về việc miễn trừ nợ. Họ có thể nộp đơn xin phá sản hoặc tham gia các chương trình xóa nợ để giảm tổng dư nợ đã vay. 

Khi được miễn trừ nợ, người đi vay cần chuẩn bị tiền thuế cho các khoản tiện nợ được xóa do chúng được xem như một dạng thu nhập tiết kiệm được từ việc xóa nợ.   

Đàm phán với người cho vay 

Việc đàm phán xóa nợ với người cho vay là một quá trình phức tạp và không hề dễ dàng. 

Hầu hết mọi người cho vay đều không muốn hủy các khoản nợ do lãi suất và các khoản phí phê duyệt tín dụng là các nguồn thu nhập chính ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng của họ. 

Tuy nhiên, các điều kiện được xóa nợ được một số người cho vay thêm vào các điều khoản hợp đồng tín dụng. 

Xem xét các điều kiện cấp thẻ tín dụng của tất cả các bên cho vay có thể giúp người đi vay tự xác định những bên cho vay mà họ có thể đủ điều kiện để được xóa nợ.   

Các khoản vay được cấp bởi các chương trình hỗ trợ của chính phủ thường có tỉ lệ xóa nợ cao hơn. Những khoản vay này có thể là các khoản vay vốn cho sinh viên hoặc các khoản vay thế chấp, các khoản vay này phải đủ điều kiện được xóa nợ theo qui định của chương trình chính phủ tài trợ. 

Đối với những người đi vay căng thẳng tài chính, một số người cho vay có thể sẵn thỏa thuận giảm nợ gốc cho các khoản vay thế chấp để tiết kiệm một khoản chi phí tịch thu tài sản.   

Các chương trình miễn trừ nợ 

Các công ty xử lí nợ làm việc với các nguồn tư vấn tín dụng uy tín có thể giúp người đi vay lựa chọn một chương trình giảm trừ nợ phù hợp với tình hình của họ.   

Các công ty xử lí nợ là các tổ chức có lợi nhuận thay mặt cho người đi vay thỏa thuận các dàn xếp nợ với người cho vay, quá trình giải quyết nợ có thể mất nhiều năm. 

Tuy nhiên dàn xếp nợ là một lựa chọn phù hợp cho người đi vay đã chậm thanh toán nhiều lần.   

Các công ty xử lí nợ sẽ đánh giá toàn bộ hồ sơ tín dụng của người đi vay và thay mặt họ liên hệ trực tiếp với người cho vay để thỏa thuận tha nợ. 

Các chương trình miễn trừ nợ thường yêu cầu người đi vay ngừng các khoản thanh toán hóa đơn tín dụng hàng tháng để tăng khả năng người cho vay đồng ý với các thỏa thuận. 

Thông thường, các công ty sẽ yêu cầu khách hàng thực hiện thanh toán kí quĩ hàng tháng đối với các khoản vay thanh toán một lần.   

Trong một số trường hợp, phá sản có thể là lựa chọn tốt nhất cho người đi vay căng thẳng tài chính. Khi tuyên bố phá sản, người đi vay có sự bảo trợ của luật sư và tòa án. Việc xóa nợ không được coi là một khoản thu nhập tiết kiệm được trong tình huống này, vì vậy người đi vay không phải chịu các khoản thuế.        

(Theo Investopedia)

Lê Thảo

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.