|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hiệu ứng Pigou (Pigou effect) là gì? Sự hình thành Hiệu ứng Pigou

09:23 | 16/10/2019
Chia sẻ
Hiệu ứng Pigou (tiếng Anh: Pigou effect) là một thuật ngữ trong kinh tế học đề cập đến mối quan hệ giữa tiêu dùng, của cải, việc làm và sản lượng đầu ra trong thời kì giảm phát.
Untitled

Hình minh họa

Hiệu ứng Pigou 

Khái niệm

Hiệu ứng Pigou trong tiếng Anh là Pigou effect. Hiệu ứng Pigou còn có cách gọi khác là hiệu ứng số dư thực tế tiếng Anh là Real balance effect.

Hiệu ứng Pigou là một thuật ngữ trong kinh tế học đề cập đến mối quan hệ giữa tiêu dùng, của cải, việc làm và sản lượng đầu ra trong thời kì giảm phát. Việc định nghĩa của cải là cung tiền bị phân ra bởi mức giá hiện tại, hiệu ứng Pigou nói rằng khi có giảm phát về giá, việc làm (theo đó là đầu ra) sẽ tăng lên vì có sự gia tăng của của cải (theo đó là tiêu dùng).

Sự hình thành Hiệu ứng Pigou

Arthur Pigou đã lập luận chống lại lí thuyết kinh tế của Keynes bằng cách chỉ ra rằng các giai đoạn giảm phát do giảm tổng cầu sẽ tự điều chỉnh hơn. Giảm phát sẽ làm gia tăng của cải, khiến chi tiêu tăng lên, và do đó điều chỉnh sự sụt giảm nhu cầu.

Theo lối truyền thống của kinh tế học cổ điển, Pigou ưa thích ý tưởng về "lãi suất tự nhiên" mà nền kinh tế tự điều chỉnh, mặc dù ông thừa nhận rằng giá cả cứng nhắc có thể ngăn sự đảo ngược về mức sản lượng tự nhiên sau cú sốc cầu. Pigou nhận thấy rằng hiệu ứng "số dư thực tế" là một cơ chế để hợp nhất mô hình Keynes và mô hình cổ điển. Trong hiệu ứng "số dư thực tế", sức mua tiền cao hơn dẫn đến giảm chi tiêu của chính phủ và đầu tư.

Tuy nhiên, nếu hiệu ứng Pigou luôn hoạt động chủ yếu trong một nền kinh tế thì lãi suất danh nghĩa gần như bằng không ở Nhật Bản có thể đã được dự kiến là sẽ chấm dứt tình trạng giảm phát lịch sử ở Nhật Bản những năm 1990 sớm hơn. 

Bằng chứng rõ ràng khác chống lại hiệu ứng Pigou ở Nhật Bản có thể là sự đình trệ kéo dài của chi tiêu tiêu dùng trong khi giá đang giảm. Pigou cho biết giá giảm sẽ khiến người tiêu dùng cảm thấy giàu có hơn (và tăng chi tiêu), tuy nhiên người tiêu dùng Nhật Bản lại thích trì hoãn mua hàng và hi vọng rằng giá sẽ còn giảm hơn nữa.

Nợ chính phủ và hiệu ứng Pigou

Robert Barro cho rằng do sự cân bằng Ricardo khi có động cơ chinh phục, công chúng không thể bị lừa trong suy nghĩ rằng họ giàu có hơn khi chính phủ phát hành trái phiếu cho họ. Điều này là do lãi suất trái phiếu chính phủ phải được thanh toán bằng cách tăng thuế trong tương lai. Barro lập luận rằng ở cấp độ kinh tế vi mô, mức độ giàu có chủ quan nên được giảm bớt bằng một phần nợ của chính phủ quốc gia.

Do đó, trái phiếu không nên được coi là một phần của tài sản ròng ở cấp độ kinh tế vĩ mô. Điều này, ông cho rằng, không có cách nào để chính phủ tạo ra "hiệu ứng Pigou" bằng cách phát hành trái phiếu, bởi vì mức độ giàu có tổng hợp sẽ không tăng.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

TH