|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hệ thống tài chính công (Public Finance System) là gì? Phân loại hệ thống

10:23 | 11/12/2019
Chia sẻ
Hệ thống tài chính công (tiếng Anh: Public Finance System) là tổng thể các hoạt động tài chính gắn liền với việc tạo lập hoặc sử dụng các quĩ tiền tệ của Nhà nước và cơ cấu tổ chức của bộ máy Nhà nước.
photo1524128126662-1524128126662187118446

Hình minh hoạ (Nguồn: cafef)

Hệ thống tài chính công

Khái niệm

Hệ thống tài chính công hay hệ thống tài chính Nhà nước trong tiếng Anh được gọi là Public Finance System.

Hệ thống tài chính công là tổng thể các hoạt động tài chính gắn liền với việc tạo lập hoặc sử dụng các quĩ tiền tệ của Nhà nước và cơ cấu tổ chức của bộ máy Nhà nước nhằm phục vụ và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về kinh tế - xã hội mà Nhà nước đảm nhận.

Phân loại

Tuỳ theo các cách tiếp cận khác nhau dựa trên các tiêu thức khác nhau có thể có các cách phân loại khác nhau về hệ thống tài chính công.

Theo chủ thể quản trực tiếp có thể chia tài chính công thành các bộ phận

- Tài chính công tổng hợp

Tài chính công tổng hợp tồn tại và hoạt động gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quĩ tiền tệ chung của Nhà nước nhằm phục vụ cho hoạt động của bộ máy Nhà nước và thực hiện các chức năng kinh tế xã hội của Nhà nước.

Theo tính chất của các quĩ tiền tệ, tài chính công bao gồm các bộ phận: Ngân sách Nhà nước và các quĩ tài chính công ngoài Ngân sách Nhà nước.

- Tài chính của các cơ quan hành chính Nhà nước

Các cơ quan hành chính Nhà nước có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công cộng cho xã hội. Các cơ quan này được phép thu một số khoản thu về phí và lệ phí nhưng số thu đó là không đáng kể. Do đó, nguồn tài chính đảm bảo cho các cơ quan hành chính hoạt động gần như do Ngân sách Nhà nước cấp toàn bộ.

 - Tài chính của các đơn vị sự nghiệp Nhà nước

Các đơn vị sự nghiệp Nhà nước là các đơn vị thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng và các dịch vụ nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc dân. 

Hoạt động của các đơn vị này không nhằm mục tiêu lơi nhuận mà chủ yếu mang tính chất phục vụ. Các đơn vị này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực văn hoá - xã hội. 

Hoạt động trong lĩnh vực kinh tế có các đơn vị sự nghiệp của các ngành như: sự nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông, thuỷ lợi... 

Do hoạt động mang tính chất phục vụ là chủ yếu, ở các đơn vị sự nghiệp số thu thường không lớn và không ổn định hoặc không có thu. 

Do đó, thu nhập của các đơn vị này chủ yếu do Ngân sách Nhà nước cấp toàn bộ hoặc một phần. 

Cá biệt, có một số đơn vị sự nghiệp có số thu khá lớn, Nhà nước có thể cho các đơn vị này áp dụng chế độ tài chính riêng. (Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu) 

Với các dịch vụ kể trên, chi tiêu của các đơn vị này chính là nhằm phục vụ thực hiện các chức năng của Nhà nước.

Theo nội dung quản có thể chia tài chính công thành các bộ phận

- Ngân sách Nhà nước

Ngân sách Nhà nước là một hệ thống bao gồm các cấp Ngân sách phù hợp với hệ thống chính quyền Nhà nước các cấp. (Xem Luật Ngân sách Nhà nước 2002) 

Tương ứng với các cấp Ngân sách của hệ thống Ngân sách Nhà nước, quĩ Ngân sách Nhà nước được chia thành: quĩ Ngân sách của Chính phủ Trung ương, quĩ Ngân sách của chính quyền cấp tỉnh và tưương đưương, quĩ Ngân sách của chính quyền cấp huyện và tương đương, quĩ Ngân sách của chính quyền cấp xã và tưương đưương. 

Phục vụ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền Nhà nước các cấp, quĩ Ngân sách lại được chia thành nhiều phần nhỏ để sử dụng cho các lĩnh vực khác nhau, như: phần dùng cho phát triển kinh tế; phần dùng cho phát triển văn hoá, giáo dục, y tế; phần dùng cho các biện pháp xã hội, an ninh, quốc phòng...

- Tín dụng Nhà nước

Tín dụng Nhà nước bao gồm cả hoạt động đi vay và hoạt động cho vay của Nhà nước. Tín dụng Nhà nước thường được sử dụng để hỗ trợ Ngân sách Nhà nước trong các trường hợp cần thiết.

- Các quĩ tài chính Nhà nước ngoài Ngân sách Nhà nước

Các quĩ tài chính công ngoài Ngân sách Nhà nước là các quĩ tiền tệ tập trung do Nhà nước thành lập, quản và sử dụng nhằm cung cấp nguồn lực tài chính cho việc xử những biến động bất thường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và để hỗ trợ thêm cho Ngân sách Nhà nước trong trường hợp khó khăn về nguồn lực tài chính. 

(Tài liệu tham khảo: Quản lí tài chính công, 2012, Đại học Thuỷ Lợi)

Diệu Nhi