|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chức năng phân bổ nguồn lực (Resource allocation function) của tài chính công là gì?

17:14 | 10/12/2019
Chia sẻ
Chức năng phân bổ nguồn lực (tiếng Anh: Resource allocation function) của tài chính công là chức năng được đề cập với sự quan tâm nhiều hơn tới khía cạnh kinh tế của sự phân phối.
mo-hinh-quan-tri-hien-dai

Hình minh hoạ (Nguồn: kkt)

Chức năng phân bổ nguồn lực của tài chính công

Khái niệm

Chức năng phân bổ nguồn lực trong tiếng Anh được gọi là Resource allocation function.

Chức năng phân bổ nguồn lực của tài chính công là khả năng khách quan của tài chính công mà nhờ vào đó các nguồn tài lực thuộc quyền chi phối của Nhà nước được tổ chức, sắp xếp, phân phối một cách có tính toán, cân nhắc theo những tỉ lệ hợp lí. 

Nhằm nâng cao tính hiệu quả kinh tế - xã hội của việc sử dụng các nguồn tài lực đó đảm bảo cho nền kinh tế phát triển vững chắc và ổn định theo các tỉ lệ cân đối đã định của chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

Đương nhiên, ngày nay trong một nền kinh tế đang chuyển đổi nhà nước ta, việc phân bổ nguồn lực không chỉ duy nhất do tài chính công thực hiện mà còn có sự tham gia của các khâu tài chính khác. Xu hướng chung là chức năng này đối với tài chính công đang có chiều hướng giảm dần.

Chức năng phân bổ nguồn lực của tài chính công là chức năng được đề cập với sự quan tâm nhiều hơn tới khía cạnh kinh tế của sự phân phối. 

Phân bổ nguồn lực tài chính qua tài chính công mà Nhà nước là chủ thể phải nhằm đạt tới các mục tiêu của kinh tế vĩ mô là hiệu quả, ổn định và phát triển. Nhằm đạt những mục tiêu kể trên, phân bổ nguồn lực tài chính của tài chính công phải chú ý xử mối quan hệ giữa khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân . 

Những tỉ lệ hợp trong phân bổ nguồn lực tài chính sẽ đảm bảo nâng cao tính hiệu quả trên cả hai khía cạnh thuế khoá và chi tiêu của Nhà nước, từ đó, có tác dụng vừa thúc đẩy tập trung vốn vào tay Nhà nước, vừa thúc đẩy tích tụ vốn ở các đơn vị cơ sở; 

Vừa thúc đẩy tăng tiết kiệm trong khu vực Nhà nước, vừa thúc đẩy tăng tiết kiệm và tăng đầu tư trong khu vực tư nhân. 

Những điều đó sẽ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển và ổn định kinh tế.

(Tài liệu tham khảo: Quản lí tài chính công, 2012, Đại học Thuỷ Lợi)

Diệu Nhi