|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Quản lí tài chính công (Public Financial Management - PFM) là gì? Đặc điểm

16:56 | 10/12/2019
Chia sẻ
Quản lí tài chính công (tiếng Anh: Public Financial Management) là hoạt động của các chủ thể quản lí tài chính công thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lí và các công cụ quản lí.
dcf8af73-467a-4e19-ae8c-b9a0a72e9f39-7526d6140de5

Hình minh hoạ (Nguồn: coursewire)

Quản lí tài chính công 

Khái niệm

Quản lí tài chính công trong tiếng Anh được gọi là Public Financial Management.

Quản tài chính công là hoạt động của các chủ thể quản tài chính công thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản và các công cụ quản để tác động và điều khiển hoạt động của tài chính công nhằm đạt được các mục tiêu đã định.

Đặc điểm

Đặc điểm về đối tượng quản tài chính công

Đối tượng của quản tài chính công là các hoạt động của tài chính công. Tuy nhiên, các hoạt động của tài chính công lại luôn gắn liền với các cơ quan Nhà nước – các chủ thể của tài chính công

Các cơ quan này vừa là người thụ hưởng nguồn kinh phí của tài chính công, vừa là người tổ chức các hoạt động của tài chính công. Do đó, các cơ quan này cũng trở thành đối tượng của quản tài chính công.

Đặc điểm về việc sử dụng các phương pháp và công cụ quản tài chính công

Trong quản tài chính công có thể sử dụng nhiều phương pháp quản khác nhau (tổ chức, hành chính, kinh tế) và nhiều công cụ quản khác nhau (pháp luật, các đòn bảy kinh tế, thanh tra - kiểm tra, đánh giá...). 

Mỗi phương pháp, công cụ có đặc điểm riêng, có cách thức tác động riêng và có các ưu, nhược điểm riêng. 

Nếu như phương pháp tổ chức, hành chính có ưu điểm là đảm bảo được tính tập trung, thống nhất dựa trên nguyên tắc chỉ huy, quyền lực thì lại có nhược điểm là hạn chế tính kích thích, tính chủ động của các cơ quan tổ chức hoạt động tài chính công.

Đặc điểm về quản nội dung vật chất của tài chính công

Nội dung vật chất của tài chính công là các nguồn tài chính, các quĩ tiền tệ thuộc sở hữu Nhà nước mà Nhà nước có thể chi phối và sử dụng trong một thời kì nhất định. 

Các nguồn tài chính đó có thể tồn tại dưới dạng tiền tệ hoặc tài sản, nhưng tổng số nguồn lực tài chính đó là biểu hiện về mặt giá trị, là đại diện cho một lượng của cải vật chất của xã hội. 

Về thuyết cũng như thực tiễn, sự vận động của các nguồn tài chính phải ăn khớp với sự vận động của của cải vật chất mới đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế. 

Điều đó càng có ý nghĩa và cần thiết bởi vì tổng nguồn lực tài chính mà Nhà nước nắm giữ chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn lực tài chính của toàn xã hội.

(Tài liệu tham khảo: Quản lí tài chính công, 2012, Đại học Thuỷ Lợi)

Diệu Nhi