|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hệ số viral (Viral Coefficient) là gì? Mối quan hệ giữa hệ số viral và chỉ số NPS

10:14 | 07/11/2019
Chia sẻ
Hệ số viral hay hệ số lan truyền (tiếng Anh: Viral Coefficient) là số lượng người dùng mới mà người dùng hiện tại tạo ra.
52-Viral-Coefficient

Hình minh họa. Nguồn: QuestionPro

Hệ số viral (Viral Coefficient)

Định nghĩa

Hệ số viral trong tiếng Anh là Viral Coefficient. Hệ số viral cũng được gọi là hệ số lan truyền.

Hệ số viral là số lượng người dùng mới mà người dùng hiện tại tạo ra. Hệ số viral tính toán chu kì giới thiệu theo cấp số nhân - đôi khi được gọi là virality - giúp tăng tốc độ tăng trưởng của công ty. Virality là động lực vốn có để khách hàng giới thiệu bạn bè hoặc đồng nghiệp đến công ty của bạn.

Công thức tính toán

- Để tính hệ số viral của sản phẩm hoặc dịch vụ, cần hai đại lượng là số lượng lời mời được gửi cho mỗi người dùng (giới thiệu, chia sẻ hoặc bất cứ điều gì thể hiện tốt nhất lời mời sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn) và tỉ lệ chuyển đổi trung bình của những lời mời đó, sau đó nhân hai số liệu đó để có được hệ số viral (thường được gọi là giá trị K hay hệ số K).

Minh họa dưới dạng công thức như sau:

Lời mời được gửi cho mỗi người dùng x Tỉ lệ chuyển đổi (%)  = Hệ số viral

Ví dụ

Để tính toán hệ số viral, có thể tiến hành theo các bước sau:

1. Lấy số người dùng hiện tại của bạn (ví dụ 100)

2. Nhân với số lượng lời mời hoặc giới thiệu trung bình mà cơ sở người dùng của bạn gửi đi. Giả sử số lượng lời mời gửi đi là 10, ta được kết quả là 1.000 (= 100 x 10)

3. Tìm tỉ lệ phần trăm của các lượt giới thiệu đã thực hiện hành động mong muốn. Giả sử tỉ lệ đã đăng kỉ để trở thành người dùng mới là 12%.

4. Nếu 12% trong số 1000 lời mời đăng kí cho sản phẩm của bạn, bạn sẽ có 120 người dùng mới.

5. Bạn đã bắt đầu với 100 người dùng và bạn đã đạt được 120 người dùng.

Lúc này hệ số viral có thể được tính toán như sau:

Cách 1: Bạn chia số người dùng mới cho số người dùng hiện tại

Hệ số viral = 120/100 = 1,2

Cách 2: Tính toán theo công thức trên

Hệ số viral = Lời mời được gửi cho mỗi người dùng x tỉ lệ chuyển đổi (%) = 10 x 12% = 1,2

Nhận xét:

Để phát triển lan truyền, sản phẩm của bạn cần có hệ số viral lớn hơn 1. Trong ví dụ trên, hệ số viral là 1,2 không quá ngoạn mục và điển hình cho thấy sự tăng trưởng rất khiêm tốn. Tốc độ tăng trưởng từ 20% trở lên là mức tăng trưởng các công ty phải hưởng đến với hi vọng đạt được sự tăng trưởng bùng nổ giữa các cơ sở người dùng của mình.

Mối quan hệ giữa hệ số viral và chỉ số NPS

- Hệ số viral và Chỉ số khách hàng thiện cảm (Net Promoter Score - NPS) có liên quan, nhưng chúng hoạt động khác nhau.

- Chỉ số NPS theo dõi số lượng khách hàng hài lòng, những người có khả năng giới thiệu  sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Ngược lại, hệ số viral đo lường số lượng khách hàng thực sự giới thiệu hoặc mời mọi người sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

(Tài liệu tham khảo: Viral Coefficient, Geckoboard; Finding your Viral Coefficient, Culttt)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.