|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hệ số phí bảo hiểm cơ bản (Basic Premium Factor) là gì? Đặc điểm Hệ số phí bảo hiểm cơ bản

15:18 | 02/03/2020
Chia sẻ
Hệ số phí bảo hiểm cơ bản (tiếng Anh: Basic Premium Factor) là hệ số của các chi phí mua lại, chi phí thẩm định bảo hiểm và lợi nhuận, cũng như hệ số chuyển đổi tổn thất được điều chỉnh cho phí bảo hiểm của một hợp đồng bảo hiểm.

Hệ số phí bảo hiểm cơ bản (Basic Premium Factor) là gì? Đặc điểm Hệ số phí bảo hiểm cơ bản - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Hmclawyers.com

Hệ số phí bảo hiểm cơ bản

Khái niệm

Hệ số phí bảo hiểm cơ bản trong tiếng Anh là Basic Premium Factor.

Hệ số phí bảo hiểm cơ bản là hệ số của các chi phí mua lại, chi phí thẩm định bảo hiểm và lợi nhuận, cũng như hệ số chuyển đổi tổn thất được điều chỉnh cho phí bảo hiểm của một hợp đồng bảo hiểm. 

Hệ số phí bảo hiểm cơ bản được sử dụng trong tính toán xác định phí bảo hiểm theo tổn thất thực tế (retrospective premium). 

Hệ số phí bảo hiểm cơ bản không tính đến tiền thuế hay các chi phí điều chỉnh yêu cầu bồi thường – các chi phí này được xác định trong các thành phần khác của định phí bảo hiểm theo tổn thất thực tế.   

Đặc điểm Hệ số phí bảo hiểm cơ bản 

Hệ số phí bảo hiểm cơ bản sẽ được xác định sau khi công ty bảo hiểm thiết lập phí bảo hiểm tiêu chuẩn cho hợp đồng bảo hiểm. Phí bảo hiểm theo tổn thất thực tế được tính theo công thức sau: 

Phí bảo hiểm theo tổn thất thực tế = (Phí bảo hiểm cơ bản + Mức tổn thất chuyển đổi) * Số nhân thuế. 

Trong đó:

 - Phí bảo hiểm cơ bản được tính bằng cách nhân hệ số phí bảo hiểm cơ bản với phí bảo hiểm tiêu chuẩn.

 - Mức tổn thất chuyển đổi được tính bằng cách nhân hệ số chuyển đổi tổn thất với tổn thất phát sinh. 

 - Phí bảo hiểm cơ bản sẽ thấp hơn phí bảo hiểm tiêu chuẩn do hệ số phí bảo hiểm cơ bản nhỏ hơn hoặc bằng 1.   

Cách xác định Phí bảo hiểm 

Giá trị phí bảo hiểm theo tổn thất thực tế nằm giữa khoảng phí bảo hiểm tối thiểu và tối đa, nhưng không tính đến mức độ nghiêm trọng của yêu cầu bồi thường hoặc giới hạn tổn thất. 

Giá trị tổn thất trong quá khứ (loss experience) của một công ty bảo hiểm phụ thuộc vào tần suất yêu cầu bồi thường trong quá khứ và mức độ nghiêm trọng của những yêu cầu đó. 

Công ty bảo hiểm có tần suất yêu cầu bồi thường cao nhưng mức độ nghiêm trọng thấp được coi là có giá trị tổn thất trong quá khứ ít biến động hơn so với công ty có tần suất yêu cầu bồi thường thấp với mức độ nghiêm trọng cao. 

Điều này là do công ty bảo hiểm có khả năng phân tích định phí bảo hiểm (actuarial analysis) dự đoán tổn thất của người được bảo hiểm tốt hơn nếu tần suất yêu cầu bồi thường cao. 

Bằng cách sử dụng các tính toán phí bảo hiểm theo tổn thất thực tế, những người có các yêu cầu bồi thường với mức độ nghiêm trọng cao hơn sẽ có phí bảo hiểm cao hơn vì họ có khả năng đạt mức phí bảo hiểm tối đa lớn hơn.   

Phân tích định phí bảo hiểm

Phân tích định phí bảo hiểm là một phương pháp phân tích tài sản trên nợ được sử dụng bởi các công ty tài chính, nhằm đảm bảo có đủ tiền để trả các khoản nợ cần thiết. 

Các sản phẩm đầu tư bảo hiểm và hưu trí là các sản phẩm tài chính phổ biến được áp dụng phân tích định phí bảo hiểm. 

Phân tích định phí bảo hiểm sử dụng các mô hình thống kê để kiểm soát sự không chắc chắn về tài chính công ty bằng cách đưa ra các dự đoán có cơ sở của các biến cố có thể xảy ra trong tương lai.  

Phân tích định phí bảo hiểm được sử dụng bởi các công ty tài chính để quản lí rủi ro một số sản phẩm.   

Phân tích định phí bảo hiểm được thực hiện bởi các nhà thống kê có trình độ học vấn và chuyên môn cao, họ tập trung vào các rủi ro có tương quan với nhau của các sản phẩm bảo hiểm và khách hàng của họ. 

Nếu phí bảo hiểm tiêu chuẩn nằm ngoài phạm vi được tính - thường là một mức tỉ lệ phần trăm vượt quá phí bảo hiểm tiêu chuẩn ước tính - thì hệ số phí bảo hiểm cơ bản sẽ phải được tính toán lại.   

(Theo Investopedia)

Lê Thảo

Sự kiện chứng khoán nổi bật 2024: Thách thức mốc 1.300 điểm, khối ngoại bán ròng kỷ lục, VNDirect bị hacker quốc tế tấn công
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng trưởng năm thứ hai liên tiếp (2023 - 2024). Cùng điểm lại những sự kiện đáng chú ý nhất ngành chứng khoán trong năm qua như sự kiện nhà đầu tư nước ngoài bán ròng kỷ lục, hệ thống của VNDirect bị hacker quốc tế tấn công.