|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Gian lận thế chấp (Mortgage Fraud) là gì? Các loại hành vi và đặc điểm

11:08 | 31/03/2020
Chia sẻ
Gian lận thế chấp (tiếng Anh: Mortgage Fraud) là hành vi nhận số tiền cho vay lớn hơn mức cho phép nếu giao dịch được thực hiện trung thực.
Gian lận thế chấp (Mortgage Fraud) là gì? Các loại hành vi và Đặc điểm - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Stuartmillersolicitors)

Gian lận thế chấp

Khái niệm

Gian lận thế chấp trong tiếng Anh là Mortgage Fraud.  

Gian lận thế chấp là hành vi nhận số tiền cho vay lớn hơn mức cho phép nếu giao dịch được thực hiện trung thực.

Ví dụ, ý định gian lận chế chấp trong việc cố ý làm sai lệch thông tin trong đơn xin vay thế chấp.

Một số kiểu gian lận thế chấp bao gồm mua "rơm", vay "không khí" hay bán thế chấp nhiều nhà đầu tư.

Ngoài các cá nhân tham gia gian lận thế chấp, các tổ chức gian lận thế chấp qui mô lớn cũng không phải là hiếm.

Gian lận thế chấp là một vấn đề nghiêm trọng đến mức Bộ Tư pháp và Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã khởi xướng loạt chương trình hoạt động đặc biệt để điều tra và truy tố các trường hợp đó.

Hình phạt cho gian lận thế chấp bao gồm phạt tiền cứng, bồi thường và phạt tù lên đến 30 năm.

Các hành vi Gian lận thế chấp

Có hai loại hành vi gian lận thế chấp khác nhau - gian lận vì lợi nhuận và gian lận đối với nhà ở.

- Gian lận vì lợi nhuận: Những người thực hiện loại gian lận thế chấp này thường là những người trong ngành, sử dụng kiến thức chuyên môn hoặc thẩm quyền của mình để cam kết hoặc tạo điều kiện cho việc gian lận. Những người dễ thực hiện hành vi gian lận bao gồm cán bộ ngân hàng, thẩm định viên, môi giới thế chấp, luật sư,…

- Gian lận đối với nhà ở: Loại gian lận này thường được thể hiện bằng các hành động bất hợp pháp của người đi vay nhằm có được hoặc duy trì quyền sở hữu ngôi nhà.

Người đi vay có thể bóp méo thông tin thu nhập và tài sản trong đơn xin cho vay hoặc lôi kéo người thẩm định để thao túng tài sản đang được thẩm định giá trị.

Đặc điểm của Gian lận thế chấp

Gian lận thế chấp là một tội phạm tài chính liên quan đến việc làm sai lệch các tài liệu cho vay, hoặc nói cách khác là cố gắng thu lợi bất chính từ quá trình cho vay thế chấp.

Ngoài việc gian lận dựa trên một tờ đơn xin vay tiền, còn một số loại gian lận thế chấp khác, theo Fannie Mae:

Người mua "rơm"

Khoản vay "không khí"

- Bán thế chấp cho nhiều nhà đầu tư

- Tăng giá tài sản bất hợp pháp

- Cứu trợ tài chính là khi người bán trả các ưu đãi tài chính lớn cho người mua và tạo điều kiện cho khoản vay tăng cao bằng cách tăng giá bán, che giấu các ưu đãi và sử dụng thẩm định theo lạm phát

- Kế hoạch giải cứu nhà: thủ phạm đóng giả làm chuyên gia và hứa sẽ giúp người vay tránh bị tịch thu nhà. Cuối cùng người vay sẽ bị tịch thu nhà

- Thủ phạm kiếm lợi bằng cách che giấu các giao dịch dự phòng hoặc làm sai lệch thông tin quan trọng, bao gồm giá trị thực của tài sản, vì vậy người bán không thể đưa ra quyết định bán

- Trong lừa đảo quan hệ, thủ phạm dựa vào trái phiếu chung và khai thác niềm tin trong cùng một nhóm để thực hiện hành vi gian lận

- Trong gian lận chiếm dụng ngược, một người vay mua nhà làm tài sản đầu tư và liệt kê tiền cho thuê là thu nhập chính để đủ điều kiện thế chấp. Nhưng sau đó thay vì thuê nhà, người đi vay sử dụng nhà để cư ngụ.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng