|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Gian lận bảo hiểm (Insurance Fraud) là gì? Một số loại gian lận bảo hiểm

09:05 | 07/01/2020
Chia sẻ
Gian lận bảo hiểm (tiếng Anh: Insurance Fraud) là hành vi bất hợp pháp từ phía người mua hoặc người bán hợp đồng bảo hiểm. Phần lớn các trường hợp gian lận bảo hiểm xảy ra do người mua bảo hiểm phóng đại yêu cầu bồi thường để hưởng tiền chênh lệch.
Gian lận bảo hiểm (Insurance Fraud) là gì? Một số loại gian lận bảo hiểm - Ảnh 1.

Hình minh họa

Gian lận bảo hiểm

Khái niệm

Gian lận bảo hiểm trong tiếng Anh là Insurance Fraud.

Gian lận bảo hiểm là hành vi bất hợp pháp từ phía người mua hoặc người bán hợp đồng bảo hiểm. Gian lận bảo hiểm từ công ty bán bảo hiểm bao gồm bán hợp đồng bảo hiểm của một công ty không tồn tại, đặt ra các điều khoản mập mờ để thu thêm phí hoa hồng. 

Gian lận của người mua có thể bao gồm các khiếu nại bị phóng đại, lịch sử y tế giả, giả chết, giả tai nạn...

Gian lận bảo hiểm nhằm mục đích lợi dụng hợp đồng bảo hiểm. Ý nghĩa của bảo hiểm là để bảo vệ chống lại rủi ro, không phải là phương tiện để làm giàu cho người được bảo hiểm. Mặc dù cũng có trường hợp gian lận bảo hiểm xuất phát từ công ty bán bảo hiểm, phần lớn các trường hợp xảy ra do người mua bảo hiểm cố gắng đòi được thêm tiền bằng cách phóng đại yêu cầu bồi thường. 

Các trường hợp nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như giả chết hoặc phạm tội giết người để lấy tiền bảo hiểm, là tương đối hiếm.

Một số loại gian lận bảo hiểm

Theo FBI, có ba loại lừa đảo chính của bên bán bảo hiểm. Loại thứ nhất là khi khi một doanh nghiệp hoặc cá nhân bán bảo hiểm mà không có giấy phép và sau đó không thanh toán các yêu cầu bồi thường. 

Loại thứ hai xảy ra khi có nhiều trung gian tham gia vào trong hợp đồng bảo hiểm, ví dụ như bên tái bảo hiểm; và mỗi bên đều thu phí hoa hồng, khiến phí bảo hiểm ban đầu bị pha loãng, và cuối cùng không còn tiền để trả tiền cho các yêu cầu bồi thường.

Loại thứ ba là hành vi trộm cắp tài sản của công ty bảo hiểm, ví dụ như sử dụng vốn vay để mua một công ty bảo hiểm và sau đó sử dụng tài sản của công ty bị mua lại để trả nợ.

Người mua bảo hiểm có thể nghĩ ra nhiều hình thức và phương pháp khác nhau để trục lợi từ hợp đồng bảo hiểm. 

Ví dụ, gian lận bảo hiểm xe cộ có thể bao gồm việc vứt bỏ một chiếc xe và sau đó tuyên bố rằng nó đã bị đánh cắp để nhận được một khoản thanh toán bồi thường hoặc một chiếc xe thay thế. 

Trong khi đó trên thực tế, chiếc xe có thể được bí mật bán cho bên thứ ba, bị vứt bỏ ở một địa điểm xa xôi, bị phá hủy, v.v... Ngoài ra, chủ sở hữu có thể bán chiếc xe, và sau đó tuyên bố chiếc xe đã bị đánh cắp để nhận thêm tiền bồi thường.

Chủ sở hữu một chiếc xe có thể cố gắng giảm phí bảo hiểm bằng cách sử dụng đăng kí giả mạo. Nếu anh ta sống ở khu vực có phí bảo hiểm cao vì nạn trộm xe xảy ra thường xuyên trong khu phố hoặc lí do khác, anh ta có thể cố gắng đăng kí xe ở khu vực khác để giảm phí bảo hiểm.

(Theo investopedia)

Giang

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.