|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Thế chấp (Mortgage) là gì? Đặc điểm và phân loại

12:05 | 19/08/2019
Chia sẻ
Thế chấp (tiếng Anh: Mortgage) là một hình thức bảo đảm bằng tài sản khi tham gia quan hệ tín dụng. Hình thức này có các đặc điểm và cách phân loại cần chú ý.

Mortgage-pic

Hình minh họa (Nguồn: Luxury Villas Group)

Thế chấp (Mortgage)

Khái niệm

Thế chấp trong tiếng Anh gọi là Mortgage.

Thế chấp tài sản là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

Căn cứ theo hình thức pháp lí qui định tại Bộ luật dân sự 2015: 

"1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp".

Đặc điểm

- Không có sự chuyển giao trạng thái của tài sản mà chỉ chuyển giao cho ngân hàng bộ giấy tờ gốc chứng nhận quyền sở hữu về tài sản đó. Trong thời gian thế chấp tài sản, bên thế chấp có quyền sử dụng tài sản đó.

- Tài sản dùng trong thế chấp chủ yếu là bất động sản, các phương tiện giao thông cơ giới, hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh...

Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.

Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản, có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

- Tài sản thế chấp có thể là tài sản được hình thành trong tường lai.

 - Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo qui định về thế chấp quyền sử dụng đất tại Bộ luật dân sự, luật đất đai và các qui định khác của pháp luật có liên quan. 

- Tài sản thế chấp do bên thể chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Phân loại

Căn cứ theo nội dung thế chấp có hai loại: Thế chấp pháp lí và thế chấp công bằng

Thế chấp pháp lí

Thế chấp công bằng

Khái niệm

Là hình thức mà trong đó người đi vay thỏa thuận chuyển quyền sở hữu cho ngân hàng khi không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ.

Là hình thức ngân hàng chỉ nắm giữ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

 

Xử lí tài sản (Khi khách hàng không trả được nợ)

Ngân hàng có quyền bán và cho thuê mà không cần thực hiện các thủ tục tố tụng.

Phải dựa trên cơ sở thỏa thuận giữ người cho vay và người đi vay.

Thủ tục

 

Đơn giản hơn

Chi phí

 

Thấp hơn

Thời gian thanh lí

Bảo đảm cho ngân hàng nhanh chóng bán được tài sản thu hồi nợ mà không cần có sự can thiêp của pháp luật

 

Số tiền thanh lí

Toàn quyền, không bị các chủ nợ khác cùng tham gia

Có thể sẽ bị phân chia với các chủ nợ khác do một tài sản thế chấp có thể cho nhiều khoản vay.

Nhược điểm

Mỗi lần sang tên phải làm thủ tục nên tốn kém chi phí.

Mỗi lần vay mới phải lập một hợp đồng thế chấp mới.

Ngân hàng không được tự phát mại tài sản để thu nợ mà phải có sự can thiệp của pháp luật

Bị các chủ nợ khác tham gia chia phần trên số tiền bán tài sản thế chấp.

Căn cứ trên số lần thế chấp:

Thế chấp thứ nhất: Là việc thế chấp tài sản để bảo đảm cho món nợ thứ nhất hay thế chấp cho khoản vay đầu tiên đang tồn tại.

Thế chấp thứ hai: Là hình thức thế chấp trong đó người đi vay sử dụng phần giá trị chênh lệch giữa giá trị tài sản thế chấp và khoản vay thứ nhất được bảo đảm bằng tài sản đó để bảo đảm cho khoản nợ thứ hai, thứ ba,… thứ n.

Căn cứ vào tính chất tài sản:

Thế chấp toàn bộ: Các phần phụ cũng đều thuộc tài sản thế chấp

Thế chấp một phần: Dùng một phần tài sản để thế chấp. Trong trường hợp có phần phụ thì phần phụ chỉ thuộc tài sản thế chấp nếu có thỏa thuận.

Căn cứ vào nguồn gốc của tài sản thế chấp:

Thế chấp trực tiếp: Tài sản thế chấp chính là tài sản hình thành từ vốn vay của ngân hàng.

Thế chấp gián tiếp: Tài sản thế chấp và tài sản hình thành từ vốn vay của ngân hàng là hoàn toàn khác nhau.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình tín dụng Ngân hàng, Học viện Ngân hàng, NXB Lao động- Xã hội).

Thanh Hoa

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.