|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Doanh nghiệp xanh (Green Business) là gì? Các bước để trở thành doanh nghiệp xanh

15:34 | 26/11/2019
Chia sẻ
Doanh nghiệp xanh (tiếng Anh: Green Business) là doanh nghiệp không gây ra tác động tiêu cực đối với môi trường địa phương hoặc trái đất, đối với cộng đồng hay nền kinh tế.
shutterstock_carbon_vanatchanan

Hình minh hoạ (Nguồn: greenbiz)

Doanh nghiệp xanh

Khái niệm

Doanh nghiệp xanh hay doanh nghiệp bền vững trong tiếng Anh được gọi là Green Business hay Sustainable Business.

Doanh nghiệp xanh là doanh nghiệp không gây ra tác động tiêu cực đối với môi trường địa phương hoặc trái đất, đối với cộng đồng hay nền kinh tế.

Doanh nghiệp xanh hoạt động có trách nhiệm với môi trường và cộng đồng, tập trung vào việc thực hiện những qui tắc và thông lệ có lợi cho người lao động, cộng đồng và trái đất.

Doanh nghiệp xanh đặc biệt cuốn hút người tiêu dùng vì các doanh nghiệp này nổi tiếng bởi sự quan tâm bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường, đảm bảo đời sống của người lao động và những nhà cung cấp của họ, đồng thời liên tục cải thiện cách tiếp cận để hướng tới sự bền vững và giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường. 

Trở thành doanh nghiệp xanh không phải là sự thay đổi một lần mà là nỗ lực thường xuyên cần sự học hỏi và cải thiện không ngừng.

Tiêu chí đánh giá

Để một doanh nghiệp được đánh giá "Doanh nghiệp Xanh" cần phải dựa vào 3 yếu tố, tiêu chí chính bao gồm: 

- Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Tuân thủ các qui chuẩn, tiêu chuẩn môi trường;

- Tuân thủ về hồ sơ quản môi trường cùng các vấn đề liên quan khác. 

Đảm bảo hệ thống xử nước thải đạt qui chuẩn, đảm bảo tiêu chuẩn xả thải công nghiệp … không những giúp cho bản thân doanh nghiệp có môi trường trong lành, mà còn giảm thiểu tối đa được những hệ lụy với môi trường sống, với xã hội …

Các bước thực hiện

Các bước thực hiện chiến lược môi trường cho doanh nghiệp để trở thành một "Doanh nghiệp xanh".

Bước 1: Tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ môi trường

Để trở thành một doanh nghiệp xanh, doanh nghiệp nên thực hiện những gì mình đã đề ra. Điều này có nghĩa là tuân thủ đúng tất cả những nguyên tắc bảo vệ môi trường liên quan tới công việc kinh doanh. 

Việc thực hiện này không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, mà còn giúp cho doanh nghiệp kinh doanh và hoạt động theo đúng những qui định của pháp luật.

- Bước 2: Phát triển một hệ thống quản môi trường

Điều hành một doanh nghiệp xanh đồng nghĩa với việc tạo ra một không gian làm việc thân thiện với môi trường và sử dụng có hiệu qua các nguồn năng lượng.

Một kế hoạch quản môi trường hợp sẽ có tác dụng giảm thiểu tối đa các tác động môi trường và khuyến khích việc thực hành doanh nghiệp xanh.

- Bước 3: Thiết lập Văn phòng xanh

Nếu doanh nghiệp đang có kế hoạch mở một Văn phòng mới hay nâng cấp Văn phòng hiện tại. 

Hãy đảm bảo rằng Văn phòng đó sẽ là một "Văn phòng xanh" trong đó được lắp đặt hệ thống điều hòa nhiệt độ cũng như các thiết bị văn phòng, hệ thống ánh sáng sử dụng năng lượng hiệu quả.

- Bước 4: Mua sắm xanh

Doanh nghiệp cần phải cân nhắc mua các sản phẩm thân thiện với môi trường như:

+ Các sản phẩm từ vật liệu tái chế hoặc đã qua sử dụng;

+ Chế phẩm sinh học;

+ Các sản phẩm không gây độc hại;

+ Các sản phẩm tiết kiệm năng lượng;

+ Các sản phẩm có thể làm mới hoặc tái chế;

+ Các sản phẩm nội địa ví dụ như thực phẩm hữu cơ bản địa.

- Bước 5: Sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng

Việc sử dụng hợp lí nguồn năng lượng chính là một phương thức kinh doanh thông minh. Đây là một trong những bước dễ dàng và hiệu quả nhất giúp cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận, và tạo giá trị cho doanh nghiệp. 

Do đó sử dụng năng lượng hiệu quả chính là nhân tố chính của chiến lược quản lí môi trường của doanh nghiệp. Một số ví dự về sử dụng năng lượng hiệu quả như sau:

+ Mua sắm các thiết bị và vật dụng văn phòng tiết kiệm năng lượng;

+ Hướng dẫn sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng cho nhân viên;

+ Tìm kiếm và sử dụng các nguồn năng lượng xanh hoặc năng lượng tái chế.

-  Bước 6: Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế rác thải

Tất cả các ngành kinh doanh đều tạo ra rác thải. Với một số ngành có thể chỉ bao gồm giấy loại hoặc nước thải nhưng với một số ngành khác lại là những chất thải độc hại hay nguy hiểm, đòi hỏi phải có phương pháp xử lí đặc biệt.

Dù doanh nghiệp thải ra bất kì loại rác thải hay khối lượng rác như thế nào nó cũng rất tốn kém. Doanh nghiệp phải trả tiền hai lần cho tất cả những gì doanh nghiệp sử dụng, một lần khi doanh nghiệp mua và lần thứ hai là khi doanh nghiệp bỏ đi.

Vì thế hạn chế rác thải sẽ tiết kiệm tiền cho doanh nghiệp. Ngoài việc cắt giảm chi phí thu dọn, các phương pháp giảm thiểu rác thải cũng giúp tiết kiệm chi phí mua nguyên liệu thô, các vật dụng và thiết bị văn phòng. 

Thêm nữa, nếu thực hiện một cách hợp doanh nghiệp có thể nâng cao đồng bộ tính hiệu quả, năng suất và hình ảnh của doanh nghiệp.

Qui trình quản rác thải trong quá trình vận hành kinh doanh gồm:

+ Dùng các sản phẩm đã qua sử dụng hoặc tái chế;

+ Loại bỏ những sản phẩm đóng gói không cần thiết;

+ Tối ưu hóa việc sử dụng các sản phẩm từ giấy hoặc các sản phẩm tự phân hủy, thân thiện với môi trường.

- Bước 7: Tiết kiệm nước

Sử dụng nước hợp , doanh nghiệp không chỉ giúp bảo vệ nguồn tài nguyên quí giá này mà còn giảm thiểu những chi phí liên quan tới việc mua, làm nóng, sử dụng và xử nước.

- Tiết kiệm nước bằng cách sử dụng các công nghệ tốt nhất cùng với các thiết bị tiết kiệm nước;

- Kiểm tra hệ thống ống dẫn nước và các thiết bị vệ sinh thường xuyên để tránh rò rỉ;

- Giảm thiểu tối đa nước thải ô nhiễm.

-  Bước 8: Xây dựng chiến lược marketing xanh

Doanh nghiệp cần phải hoạch định chiến lược marketing cho mình. Thêm khẩu hiệu "xanh" và các nhãn sinh thái vào chiến lược marketing sẽ có tác dụng quảng bá thương hiệu và bảo đảm thị phần của doanh nghiệp đối với số lượng khách hàng có quan tâm tới việc bảo vệ môi trường.

(Tài liệu tham khảo: wikiHow. Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam – VACNE. Môi trường Perso)

Diệu Nhi