|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Định giá tài sản (Asset valuation) là gì?

11:16 | 21/02/2020
Chia sẻ
Định giá tài sản (tiếng Anh: Asset valuation) là quá trình xác định giá trị thị trường hợp lí hoặc giá trị hiện tại của tài sản thông qua việc sử dụng các mô hình định giá tuyệt đối và tương đối.
Định giá tài sản (Asset valuation) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa

Định giá tài sản (Asset valuation)

Định nghĩa

Định giá tài sản trong tiếng Anh là Asset valuation.

Định giá tài sản là quá trình xác định giá trị thị trường hợp lí hoặc giá trị hiện tại của tài sản thông qua việc sử dụng các mô hình định giá tuyệt đối và tương đối.

Các tài sản này bao gồm các khoản đầu tư vào thị trường chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu và quyền chọn; tài sản hữu hình như tòa nhà và thiết bị; hoặc tài sản vô hình như nhãn hiệu, bằng sáng chế, thương hiệu...

Hiểu về định giá tài sản

Định giá tài sản đóng một vai trò quan trọng trong tài chính, vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính khách quan.

Giá trị tài sản cố định của một công ty có thể được định giá một cách dễ dàng, dựa trên giá trị sổ sách và chi phí thay thế của loại tài sản này.

Tuy nhiên, không có con số nào trên báo cáo tài chính cho nhà đầu tư biết chính xác giá trị thương hiệu và tài sản trí tuệ của một công ty là bao nhiêu. Các công ty có thể đánh giá quá cao lợi thế thương mại trong thương vụ mua lại vì việc định giá tài sản vô hình là chủ quan và khó định lượng.

Các mô hình định giá tài sản

(1) Mô hình định giá tuyệt đối

Mô hình định giá tuyệt đối chỉ dựa trên các đặc điểm của tài sản đó. Những mô hình định giá thuộc loại này bao gồm mô hình chiết khấu dòng tiền (DCF), mô hình chiết khấu cổ tức, hay mô hình định giá thu nhập còn lại.

(2) Mô hình định giá tương đối hay mô hình định giá so sánh

Các mô hình định giá tương đối xác định giá trị dựa trên quan sát giá thị trường của các tài sản tương tự.

Ví dụ: Có thể xác định giá trị của một tài sản bằng cách so sánh tài sản đó với một tài sản trong cùng một khu vực có các đặc điểm, thuộc tính tương tự.

Các cổ phiếu thường được định giá dựa trên các số liệu định giá tương đương, chẳng hạn như hệ số giá trên thu nhập (P/E), hệ số giá trên giá trị sổ sách (P/B) hoặc hệ số giá trên dòng tiền (P/CF).

Phương pháp này cũng được sử dụng để định giá các tài sản thanh khoản kém hay các doanh nghiệp tư nhân không thể xác định được giá trị thị trường của chúng.

(Tài liệu tham khảo: Investopedia)

Thanh Tùng

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.