|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Báo cáo định giá (Valuation report) trong định giá tài sản là gì?

09:59 | 21/02/2020
Chia sẻ
Báo cáo định giá (tiếng Anh: Valuation report) là văn bản do người định giá lập để nêu rõ ý kiến chính thức của mình về quá trình định giá, mức giá ước tính (thể hiện bằng tiền hoặc vật ngang giá khác) của tài sản mà khách hàng yêu cầu định giá.
Báo cáo định giá (Valuation report) trong định giá tài sản là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa

Báo cáo định giá

Khái niệm

Báo cáo định giá trong tiếng Anh gọi là Valuation report.

Báo cáo định giá là văn bản do người định giá lập để nêu rõ ý kiến chính thức của mình về quá trình định giá, mức giá ước tính (thể hiện bằng tiền hoặc vật ngang giá khác) của tài sản mà khách hàng yêu cầu định giá.

Mục đích của báo cáo định giá là truyền đạt kết quả và các kết luận của người định giá một cách có hiệu quả và có sức thuyết phục đối với người sử dụng thông tin, nhất là đối với những người có liên quan về mặt lợi ích.

Vì vậy, báo cáo định giá phải được trình bày rõ ràng, chính xác và đầy đủ các giả thiết, số liệu, các phân tích, các tiến trình, các kết quả và kết luận đạt được của thương vụ định giá.

Nội dung của báo cáo định giá

Nội dung chi tiết của báo cáo kết quả định giá có thể thay đổi theo đối tượng định giá, mục đích và theo yêu cầu của khách hàng, tuy nhiên một báo cáo định giá phải bao gồm những nội dung cơ bản sau:

(1) Những thông tin cơ bản

- Tên, loại tài sản

- Nguồn gốc của tài sản

- Vị trí của bất động sản

- Tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax của khách hàng yêu cầu định giá

- Ngày, tháng, năm định giá

- Tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax của doanh nghiệp tổ chức định giá hoặc chi nhánh

- Họ và tên người lập báo cáo định giá

- Họ và tên, chữ kí của giám đốc doanh nghiệp, người đứng đầu tổ chức định giá hoặc phụ trách chi nhánh.

(2) Những căn cứ pháp lí để định giá

- Đây là những văn bản qui phạm pháp luật, tiêu chuẩn hành nghề có liên quan do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trung ương hoặc địa phương ban hành.

(3) Mô tả đặc điểm tài sản về mặt pháp lí

(4) Mô tả đặc điểm tài sản về mặt kĩ thuật

(5) Những giả thiết và hạn chế trong định giá trị tài sản

(6) Kết quả khảo sát thực địa

(7) Những lập luận về mức giá cuối cùng

(8) Phương pháp định giá

(9) Xử lí những vấn đề phức tạp, không rõ ràng trong quá trình định giá

(10) Những quyền lợi và lợi ích cá nhân (nếu có) ủa người định giá có liên quan đến tài sản cần định giá, có thể làm nảy sinh những xung đột lợi ích trong quá trình thực thi nhiệm vụ

(11) Tên, chữ kí của người định giá tiến hành định giá tài sản

(12) Phụ lục đính kèm báo cáo kết quả định giá

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Định giá tài sản, NXB Tài chính)

Thanh Tùng

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.