|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Công ty OEM là gì? So sánh hoạt động của OEM và kinh doanh truyền thống

10:11 | 26/09/2019
Chia sẻ
Công ty OEM hay nhà sản xuất phụ tùng gốc (tiếng Anh: Original Equipment Manufacturer, viết tắt: OEM) hiện nay thường được sử dụng để chỉ những công ty chuyên thực hiện các công việc sản xuất theo đơn đặt hàng với đối tác.
qualcomm(2)

Hình minh họa (Nguồn: file.vforum.vn)

Công ty OEM

Khái niệm

Công ty OEM hay nhà sản xuất phụ tùng gốc (hay nhà sản xuất thiết bị gốc) trong tiếng Anh là Original Equipment Manufacturer; viết tắt là OEM.

Nhà sản xuất phụ tùng gốc (OEM) hiện nay thường được sử dụng để chỉ những công ty chuyên thực hiện các công việc sản xuất theo đơn đặt hàng với đối tác. Đồng thời, những sản phẩm được đưa ra thị trường đều đặt dưới thương hiêu của công ty đặt làm sản phẩm.

Hiện nay, hàng hóa cung cấp theo hình thức OEM có giá cả thấp hơn giá sỉ bình thường. Không những thế, sản phẩm thiết bị gốc còn có sự liên quan chặt chẽ đến hai thành phần tham gia đó chính là công ty cung cấp nguồn sản phẩm (còn gọi là nhà sản xuất A) và công ty đặt hàng sản xuất (còn gọi là nhà sản xuất B).

Khi đứng ở vị trí là đối tác OEM của nhà sản xuất A, nhà sản xuất B luôn luôn phải đảm bảo được hai yêu cầu quan trọng chính:

Thứ nhất đó là nhà sản xuất B phải cập nhật và báo trước số lượng, yêu cầu sản phẩm cho nhà sản xuất A dưới hình thức là đơn đặt hàng hoặc hợp đồng sản xuất. Điều này sẽ giúp nhà sản xuất A lên kế hoạch sản xuất cụ thể, đảm bảo theo đúng yêu cầu về số lượng và chất lượng mà nhà sản xuất B đã đặt.

Thứ hai, nhà sản xuất B không được tự ý bán hàng thiết bị gốc ra thị trường dưới dạng sản phẩm riêng lẻ. Ngược lại nhà sản xuất B chỉ được pháp lắp ráp và tiêu thụ dưới dạng một sản phẩm hoàn thiện về tổng thể.

So sánh hoạt động của OEM và kinh doanh truyền thống

Điểm khác biệt giữa mô hình hoạt động sản xuất thiết bị gốc và mô hình hoạt động kinh doanh truyền thống đó là ở khâu sản xuất. Phương thức hoạt động của OEM sẽ bỏ qua toàn bộ hoặc một phần công đoạn sản xuất. Nhờ đó, chi phí đầu tư ban đầu cho nhà sản xuất dường như không quá lớn. Điều này tạo ra những lợi thế tuyệt vời cho OEM.

Trong với đó, việc triển khai nhiều ý tưởng kinh doanh và thử nghiệm cùng lúc nhiều sản phẩm có thể giúp thâm nhập và khai thác thị trường một cách nhanh chóng và hiệu quả. Mặt khác, OEM sẽ có được khả năng tiếp cận với nhiều thành quả nghiên cứu cũng như các công nghệ mới mà phía bên công ty đặt hàng đang trực tiếp nắm giữ. Vì thế, để tình trạng công nghệ bị ăn cắp không xảy ra, các nhà sản xuất phụ tùng gốc cần phải lựa chọn nhà phân phối và nhà cung ứng có uy tín và đáng tin cậy.

(Tài liệu tham khảo: Corporate Finance Institute)

TH

Chủ tịch SSI: Rủi ro lớn nhất của thị trường nằm ở niềm tin nhà đầu tư
Công ty chứng khoán đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 8.112 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3.398 tỷ đồng. So với kết quả 2023, các chỉ tiêu này tăng lần lượt 13% và 19% và là mức cao kỷ lục.