Chứng chỉ tiền gửi khả nhượng (Negotiable Certificate of Deposit - NCD) là gì? Ưu nhược điểm
Chứng chỉ tiền gửi khả nhượng
Khái niệm
Chứng chỉ tiền gửi khả nhượng hay Chứng chỉ tiền gửi có thể mua bán trong tiếng Anh là Negotiable Certificate of Deposit - NCD.
Chứng chỉ tiền gửi khả nhượng (NCD), còn có tên gọi khác là chứng chỉ tiền gửi jumbo, là một loại chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá tối thiểu 100.000 USD, và thường là có giá trị từ 1 triệu USD trở lên.
Ví dụ điển hình về chứng chỉ tiền gửi khả nhượng (NCD) là chứng chỉ tiền gửi Yankee.
Đặc điểm Chứng chỉ tiền gửi khả nhượng
Chứng chỉ tiền gửi khả nhượng (NCD) là một công cụ tài chính ngắn hạn, có thời gian đáo hạn chỉ từ 2 tuần đến 12 tháng.
Tiền lãi của chứng chỉ tiền gửi khả nhượng (NCD) thường được trả hai lần mỗi năm, hoặc trả một lần khi NCD đáo hạn. Hoặc NCD sẽ được bán với giá chiết khấu so với mệnh giá và không trả khoản lãi nào.
Lãi suất và lợi tức từ NCD phụ thuộc vào điều kiện thị trường tiền tệ.
NCD được bảo lãnh bởi ngân hàng phát hành và có thể được bán trong các thị trường thứ cấp có tính thanh khoản cao, nhưng không được phép đổi sang tiền mặt trước khi đáo hạn.
Do NCD thường có mệnh giá lớn, lực lượng mua thường xuyên nhất của loại chứng chỉ tiền gửi này là các nhà đầu tư tổ chức lớn.
Những nhà đầu tư này thường xem việc mua NCD như một khoản đầu tư vào chứng khoán có rủi ro thấp, vì vậy lãi suất của nó cũng thấp hơn.
Ưu điểm và Nhược điểm của Chứng chỉ tiền gửi khả nhượng
Ưu điểm lớn nhất của chứng chỉ tiền gửi khả nhượng (NCD) là rủi ro của nó thấp.
Ví dụ, các NCD phát hành tại Mỹ đều được bảo hiểm bởi Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC), với giới hạn giá trị lên tới 250.000 USD mỗi người trên mỗi ngân hàng.
Vì vậy, NCD là sản phẩm đầu tư thu hút những nhà đầu tư e ngại rủi ro, thường tìm kiếm các khoản đầu tư rủi ro thấp như trái phiếu kho bạc.
Tuy nhiên, NCD thường được cho là rủi ro hơn so với tín phiếu, do vẫn tồn tại khả năng ngân hàng đảm bảo mất khả năng thanh toán.
Ở Mỹ, NCD có lãi suất cao hơn lãi suất tín phiếu Kho bạc Mỹ.
Nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi khả nhượng là hầu hết chúng không thể được thu hồi. Hay có nghĩa là các ngân hàng không thể mua lại loại công cụ tài chính này trước ngày đáo hạn.
Tuy nhiên, nếu ngân hàng có quyền mua lại NCD, họ chỉ mua khi lãi suất giảm.
(Theo Investopedia)
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/