|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hối phiếu ngân hàng (Bank draft) trong thanh toán quốc tế là gì?

17:50 | 28/08/2019
Chia sẻ
Hối phiếu ngân hàng (tiếng Anh: Bank draft) là một hình thức chuyển tiền của ngân hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế. Ngân hàng phát hành cho khách hàng một tờ séc của mình hoặc của ngân hàng đại lí tùy vào thỏa thuận với ngân hàng đại lí.
mutualfund-kM8F--621x414@LiveMint_1563694727746

Hình minh họa (Nguồn: Investopedia)

Hối phiếu ngân hàng (Bank draft)

Hối phiếu ngân hàng - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Bank draft.

Hối phiếu ngân hàng thực chất là một tờ Séc do một ngân hàng kí phát cho một ngân hàng khác. Nếu chuyển tiền bằng VND, thì hối phiếu sẽ được kí phát để ghi Có tài khoản Vostro; nếu chuyển tiền bằng ngoại tệ, hối phiếu sẽ được kí phát để ghi Nợ tài khoản Nostro. (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)

Chuyển tiền bằng phát hành hối phiếu ngân hàng

Để chuyển tiền bằng ngoại tệ, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phải mở tài khoản và duy trì số dư bằng ngoại tệ để phát hành Séc. Để chuyển tiền bằng VND, ngân hàng nước ngoài phải mở tài khoản bằng VND tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Nếu khách hàng chuyển tiền bằng ngoại tệ, thì: Ngân hàng Ngoại thương sẽ ghi nợ tài khoản khách hàng (bằng ngoại tệ hoặc VND tương đương), sau đó phát hành cho khách hàng tờ séc bằng ngoại tệ tương ứng.

Khách hàng Việt Nam sẽ dùng tờ séc này thanh toán cho người thụ hưởng nước ngoài. Người thụ hưởng xuất trình tờ séc cho ngân hàng phục vụ mình (ở nước ngoài), trên cơ sở đó, ngân hàng nước ngoài ghi Nợ tài khoản Nostro và ghi Có cho người thụ hưởng và gửi giấy báo Nợ cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Nếu khách hàng chuyển tiền bằng VND thì: Ngân hàng Ngoại thương sẽ ghi nợ tài khoản khách hàng bằng VND, sau đó phát hành cho khách hàng tờ séc bằng VND tương ứng. Khách hàng Việt Nam dùng tờ séc này thanh toán cho người thụ hưởng ở nước ngoài.

Người thụ hưởng xuất trình tờ séc cho ngân hàng phục vụ mình (ở nước ngoài), sau đó, ngân hàng nước ngoài chuyển tờ séc đến Ngân hàng Ngoại thương để được ghi Có vào tài khoản Vostro; khi được báo Có, ngân hàng nước ngoài tiến hành ghi Có cho người thụ hưởng số tiền tương ứng.

Một số bất lợi khi thanh toán bằng hối phiếu ngân hàng

1. Người chuyển tiền phải ghi Nợ ngay tại thời điểm tờ séc được phát hành, trong khi đó việc ghi Có cho người thụ hưởng phải chờ một thời gian nhất định.

2. Nếu người thụ hưởng không có tài khoản tài khoản tại ngân hàng trả tiền, thì việc xử lí tờ séc trở nên phức tạp.

3. Tờ séc có thể bị thất lạc hoặc bị đánh cắp và có thể bị lợi dụng.

Ngoài ra, nhà nhập khẩu khi thanh toán bằng séc ngân hàng còn chịu các bất lợi sau:

1. Một số quốc gia áp dụng luật quản lí ngoại hối cấm sử dụng séc để chuyển tiền ra nước ngoài.

2. Các ngân hàng áp dụng phí rất cao trong xử lí séc.

3. Thời gian ghi Nợ và ghi Có là rất lâu.

4. Xét từ góc độ người hưởng lợi tờ séc, không có một bảo đảm nào rằng tờ séc sẽ được thanh toán. (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)

Khai Hoan Chu

Giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong năm còn hơn 257.000 tỷ đồng, bất động sản chiếm 39%
Fiin Ratings nhận định thách thức vẫn còn hiện hữu khi thị trường chưa hoàn toàn phục hồi và những thay đổi về chính sách có độ trễ nhất định, dẫn tới doanh nghiệp chưa có đủ thời gian để sắp xếp dòng tiền trả nợ.