|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Yếu tố thông tin (Information element) trên thị trường tài chính là gì?

18:23 | 27/08/2019
Chia sẻ
Yếu tố thông tin (tiếng Anh: Information element) trên thị trường tài chính là yếu tố không thể thiếu để các giao dịch trên thị trường được thực hiện một cách chính xác và giảm thiểu những rủi ro không đáng có.
mutualfund-kM8F--621x414@LiveMint_1563694727746

Hình minh họa (Nguồn: luxurysociety)

Yếu tố thông tin (Information element)

Khái niệm 

Yếu tố thông tin trên thị trường tài chính - danh từ, trong tiếng Anh có thể dịch thành Information element.

Yếu tố thông tin trên thị trường tài chính là một vấn đề trên thị trường tài chính. Việc các bên thu thập thông tin, qua đó nhận biết đầy đủ về đối tác của mình, dẫn đến những quyết định chính xác trong quá trình giao dịch, giảm thiểu đáng kể rủi ro. (Theo Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê)

Phân tích yếu tố thông tin trên thị trường tài chính

Việc phân tích chi phí giao dịch trên thị trường tài chính cho phép giải thích một phần tại sao các trung gian tài chính lại trở nên quan trọng đến thế trong cấu trúc tài chính ngày nay.

Để hiểu được cấu trúc tài chính một cách toàn diện hơn, cần phải phân tích yếu tố thông tin trên thị trường tài chính.

Thông tin không cân xứng (asymmetric infomation)

Là tình huống phát sinh khi một bên không nhận biết đầy đủ về đối tác của mình, dẫn đến những quyết định không chính xác trong quá trình giao dịch. Ví dụ, những nhà quản lí công ty biết được rõ ràng là họ có trung thực hay không, hay họ có được những thông tin đầy đủ hơn so với các cổ đông về công việc kinh doanh của công ty. 

Sự tồn tại thông tin không cân xứng dẫn đến sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức.

Lựa chọn đối nghịch (adverse selection)

Là tình huống thông tin không cân xứng xuất hiện trước khi giao dịch được thực hiện: Những người đi vay luôn tiềm ẩn rủi ro cao lại là những người tích cực trong việc tìm kiếm khoản vay. Như vậy,  những người có nhiều khả năng đem lại kết quả không mong muốn lại là những người mong muốn trở thành một bên trong giao dịch.

Ví dụ, những người liều lĩnh hay có động cơ lừa đảo thường là những người hăm hở chấp nhận khoản vay, bởi vì họ biết rõ khả năng trả lại khoản vay là không có hoặc khó có thể xảy ra. 

Do đó, sự lựa chọn đối nghịch có thể làm tăng khả năng khoản tín dụng sẽ được cấp cho người có khả năng rủi ro cao, ngược lại, người cho vay có thể từ chối bất kì khoản tín dụng nào cho những người tin cậy trên thị trường.

Rủi ro đạo đức (moral hazard) 

Rủi ro đạo đức phát sinh sau khi giao dịch được thực hiện: người cho vay có thể gặp rủi ro nếu người đi vay sử dụng vốn vào các hoạt động khác không được mong đợi, bởi vì các hoạt động này có thể khiến cho khoản vay, người vay tiền có thể sẵn sàng chấp nhận một rủi ro lớn (với kì vọng thu được nhiều lãi, nhưng rủi ro vỡ nợ cũng cao), bởi vì anh ta đang kinh doanh bằng tiền của ngưởi khác.

Chính vì rủi ro đạo đức có thể làm cho khoản vay không được hoàn trả, do đó, những người cho vay có thể quyết định hạn chế cho vay ngay cả với những người nghiêm túc. (Theo Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê)

Khai Hoan Chu