|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chênh lệch âm (Negative Gap) là gì? Chênh lệch âm và Quản lí tài sản – nợ phải trả

20:06 | 20/04/2020
Chia sẻ
Chênh lệch âm (tiếng Anh: Negative Gap) là thuật ngữ chỉ trường hợp các khoản nợ phải trả nhạy cảm với lãi suất, có giá trị vượt quá các tài sản nhạy cảm với lãi suất trên bảng cân đối kế toán của một ngân hàng.
Chênh lệch âm (Negative Gap) là gì? Chênh lệch âm và Quản lí tài sản – nợ phải trả  - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia

Chênh lệch âm

Khái niệm

Chênh lệch âm trong tiếng Anh là Negative Gap.

Chênh lệch âm là thuật ngữ chỉ trường hợp các khoản nợ phải trả nhạy cảm với lãi suất, có giá trị vượt quá các tài sản nhạy cảm với lãi suất trên bảng cân đối kế toán của một ngân hàng. 

Chênh lệch âm không phải lúc nào cũng tiêu cực, bởi vì nếu lãi suất giảm xuống, các khoản nợ của ngân hàng sẽ được định giá lại với mức lãi suất thấp hơn. Dẫn đến thu nhập của ngân hàng sẽ tăng lên. 

Tuy nhiên, nếu lãi suất tăng lên trở lại, giá trị nợ phải trả sẽ được định giá lại ở mức lãi suất cao tương ứng và thu nhập ngân hàng đồng thời giảm xuống.     

Trái ngược với mức chênh lệch âm là một mức chênh lệch dương, tại đó các tài sản nhạy cảm với lãi suất của ngân hàng sẽ có giá trị cao hơn các khoản nợ nhạy cảm với lãi suất.   

Đặc điểm Chênh lệch âm

Chênh lệch âm là một khái niệm liên quan đến phân tích khoảng trống hiệu suất

Phân tích khoảng trống hiệu suất giúp các ngân hàng hay người quản lí tài sản xác định mức rủi ro lãi suất, vì quá trình này liên quan đến việc tính toán lại giá trị khi mức lãi suất thay đổi. 

Qui mô mức chênh lệch giữa giá trị các khoản tài sản nhạy cảm với lãi suất và các khoản nợ phải trả nhạy cảm với lãi suất, sẽ cho biết mức độ tác động của những thay đổi trong lãi suất đối với thu nhập lãi thuần của ngân hàng. 

Thu nhập lãi thuần là mức chênh lệch giữa doanh thu của ngân hàng, được tạo ra từ tài sản gồm có các khoản vay cá nhân và thương mại, khoản vay thế chấp và chứng khoán; với chi phí ngân hàng, chẳng hạn như tiền lãi trả cho tiền gửi khách hàng.   

Chênh lệch âm và Quản lí tài sản – nợ phải trả 

Phân tích khoảng trống hiệu suất được xem là một phương pháp quản lí tài sản – nợ phải trả, rất hữu ích trong việc đánh giá rủi ro thanh khoản của một tổ chức tài chính. Tuy nhiên, phương thức này thường loại trừ rủi ro tín dụng khỏi mô hình. 

Phân tích khoảng trống hiệu suất là một phép đo tỉ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) đơn giản, thể hiện sự khác biệt giữa giá trị các tài sản nhạy cảm với lãi suất và các khoản nợ phải trả nhạy cảm với lãi suất, trong một khoảng thời gian nhất định.     

Nhìn chung, khái niệm quản lí tài sản – nợ phải trả tập trung vào các thay đổi trong dòng tiền của các ngân hàng. Ví dụ một nhà quản lí ngân hàng phải nắm được khi nào khoản nợ phải trả đến hạn và chuyển hóa thành rủi ro. 

Quản lí tài sản – nợ phải trả cũng chú trọng đến mức sẵn có của tài sản, hay khả năng trang trải các khoản nợ khi đến hạn, cùng với khả năng tài sản hay nguồn thu nhập có thể được chuyển đổi thành tiền mặt (tính thanh khoản của tài sản).  

Phân tích khoảng trống hiệu suất đặc biệt hữu dụng khi mục tài sản và nợ phải trả bao gồm các dòng tiền cố định. 

Hạn chế của phân tích khoảng trống hiệu suất là nó không thể xử lí các mục có thể tùy chọn, do các tùy chọn khiến cho dòng tiền thay đổi.   

Khoảng trống lãi suất là một thuật ngữ khác để mô tả rủi ro. Nhiều công ty tài chính và nhà đầu tư sử dụng khoảng cách lãi suất để xây dựng các vị thế phòng hộ rủi ro cho họ.  

(Theo Investopedia)

Lê Thảo