|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Không có chênh lệch (Zero-Gap) là gì? Không có chênh lệch và chiến lược miễn trừ với lãi suất

23:32 | 15/04/2020
Chia sẻ
Không có chênh lệch (tiếng Anh: Zero-Gap) là một thuật ngữ chỉ điều kiện thị trường, ở đó tài sản và nợ phải trả có độ nhạy với lãi suất của một tổ chức tài chính, đang ở trạng thái cân bằng hoàn hảo trong một kì hạn nhất định.
Không có chênh lệch (Zero-Gap) là gì? Không có chênh lệch và chiến lược miễn trừ với lãi suất - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia

Không có chênh lệch

Khái niệm

Không có chênh lệch trong tiếng Anh là Zero-Gap.

Không có chênh lệch là một thuật ngữ chỉ điều kiện thị trường, ở đó tài sản và nợ phải trả có độ nhạy với lãi suất của một tổ chức tài chính, đang ở trạng thái cân bằng hoàn hảo trong một kì hạn nhất định.

Điều kiện không có chênh lệch xuất phát từ thực tế là khoảng cách thời gian hay sự khác biệt về độ nhạy của các tài sản và nợ phải trả đối với các thay đổi về lãi suất bằng 0.

Trong điều kiện này, việc thay đổi lãi suất sẽ không tạo ra bất kì khoản thặng dư hay thiếu hụt nào cho công ty, vì công ty được miễn trừ với rủi ro lãi suất, trong một kì hạn nhất định.

Đặc điểm điều kiện Không có chênh lệch   

Các tổ chức tài chính thường phải chịu rủi ro lãi suất khi độ nhạy với lãi suất của tài sản của công ty khác với độ nhạy lãi suất của các khoản nợ của họ.

Điều kiện không có chênh lệch loại bỏ rủi ro lãi suất cho một công ty bằng cách đảm bảo rằng thay đổi lãi suất sẽ không ảnh hưởng đến giá trị ròng của công ty.

Do sự biến động của lãi suất, các công ty, đặc biệt là các tổ chức tài chính, phải đối mặt với rủi ro độ nhạy với lãi suất giữa các tài sản và nợ của công ty chênh lệch nhau.

Ví dụ lãi suất thay đổi 1% có thể làm giá trị tài sản của công ty tăng lên ở một mức thấp hơn giá trị các khoản nợ tăng lên, dẫn đến sự mất cân bằng. Tại lúc này, công ty không còn nằm trong điều kiện không có chênh lệch nữa.

Để tránh điều xảy ra, các công ty phải đảm bảo rằng mọi thay đổi về lãi suất sẽ không ảnh hưởng đến giá trị ròng của công ty. 

Bằng cách duy trì mức chênh lệch về độ nhạy của tài sản và nợ phải trả có cùng thời gian đáo hạn của công ty, hay nói đơn giản là duy trì điều kiện không chênh lệch.

Điều kiện không có chênh lệch và chiến lược miễn trừ với lãi suất

Điều kiện không có chênh lệch có thể đạt được bằng việc theo đuổi chiến lược miễn trừ với lãi suất.

Miễn trừ với lãi suất là một chiến lược phòng ngừa rủi ro hạn chế hoặc bù đắp hiệu ứng của sự thay đổi lãi suất, đối với các danh mục đầu tư chứng khoán có thu nhập cố định.

Chiến lược này cũng có thể áp dụng với hỗn hợp các tài sản và nợ phải trả nhạy cảm với các thay đổi trong lãi suất, trên bảng cân đối kế toán của một công ty.

Chiến lược miễn trừ với lãi suất sử dụng các công cụ phái sinh hoặc các công cụ tài chính khác, để bù đắp nhiều rủi ro lãi suất nhất có thể. Nó tính cả thời hạn của danh mục đầu tư và độ nhạy của nó, hay sự thay đổi của danh mục theo thời gian khi lãi suất thay đổi.

Với các công cụ tài chính có thu nhập cố định, chẳng hạn như trái phiếu, miễn trừ với lãi suất tìm cách hạn chế sự thay đổi trong giá cả và rủi ro tái đầu tư.

(Theo Investopedia)

Lê Thảo