|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Bảo hiểm quyền sở hữu (Title Insurance) là gì? Đặc điểm và cách thức hoạt động

22:02 | 25/03/2020
Chia sẻ
Bảo hiểm quyền sở hữu (tiếng Anh: Title Insurance) là một hình thức bảo hiểm bồi thường nhằm bảo vệ chủ sở hữu khỏi tổn thất tài chính phải chịu từ các khiếm khuyết trong quyền sở hữu tài sản.


Bảo hiểm quyền sở hữu (Title Insurance) là gì? Đặc điểm và cách thức hoạt động - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Firstam)

Bảo hiểm quyền sở hữu

Khái niệm

Bảo hiểm quyền sở hữu trong tiếng Anh là Title Insurance.

Bảo hiểm quyền sở hữu là một hình thức bảo hiểm bồi thường nhằm bảo vệ chủ sở hữu khỏi tổn thất tài chính phải chịu từ các khiếm khuyết trong quyền sở hữu đối với tài sản.

Loại bảo hiểm quyền sở hữu phổ biến nhất là bảo hiểm quyền sở hữu của người cho vay, trong đó người đi vay chỉ mua bảo hiểm để bảo vệ người cho vay.

Người bán thường trả chi phí bảo hiểm quyền sở hữu cho người mua để bảo vệ tài sản của chủ sở hữu

Bảo hiểm quyền sở hữu hoạt động như thế nào?

Quyền sở hữu cần rõ ràng cho bất kì giao dịch bất động sản nào .

Các công ty xác minh quyền sở hữu phải nghiên cứu và tìm kiếm quyền sở hữu để kiểm tra khiếu nại hoặc thế chấp dưới bất kì hình thức nào trước khi quyền sở hữu được ban hành.

Nghiên cứu về quyền sở hữu là kiểm tra hồ sơ công khai để xác định và xác nhận quyền sở hữu hợp pháp của một tài sản và để tìm hiểu xem có bất kì khiếu nại nào về tài sản đó không.

Bảo hiểm quyền sở hữu bảo vệ cả chủ sở hữu và người cho thuê bất động sản chống lại tổn thất hoặc thiệt hại xảy ra từ các khoản thế chấp, vướng mắc hoặc khiếm khuyết trong quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu thực tế của một tài sản.

Không giống như bảo hiểm truyền thống là bảo vệ chủ nhân trước các sự kiện trong tương lai, bảo hiểm quyền sở hữu bảo vệ chủ nhân chống lại khiếu nại cho các sự kiện trong quá khứ.

Chính sách bảo hiểm quyền sở hữu cơ bản của chủ sở hữu cơ bản thường bao gồm các mối nguy cơ sau:

- Quyền sở hữu của một bên khác. 

- Chữ ký không chính xác cũng như giả mạo hay gian lận liên quan đến các tài liệu quyền sở hữu. 

- Hồ sơ khiếm khuyết (thiếu sót hồ sơ hoặc trong cách lưu giữ hồ sơ) 

- Các điều khoản hạn chế (các điều khoản làm giảm giá trị hoặc hưởng thụ. 

- Các vụ kiện hoặc bản án chống lại tài sản.

Thay vì sử dụng bảo hiểm quyền sở hữu, một số giao dịch cá nhân có thể liên quan đến bảo hành quyền sở hữu, đó là sự bảo đảm của người bán cho người mua rằng người bán có quyền chuyển quyền sở hữu và không ai có quyền đối với tài sản đó.

Mua Bảo hiểm quyền sở hữu

Một đại lí kí quỹ hoặc một đại lí đã đóng cửa bắt đầu quá trình bảo hiểm quyền sở hữu sau khi hoàn thành hợp đồng mua bán tài sản.

Bảo hiểm quyền sở hữu của chủ sở hữu thường có giá khoảng 1% giá mua bất động sản, mặc dù điều này có thể khác nhau tùy theo từng tiểu bang.

Ví dụ: bảo hiểm quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với tài sản trị giá $500.000 ở California phải có giá từ $1.200 đến $2.000.

Các loại bảo hiểm quyền sở hữu

Có hai loại bảo hiểm quyền sở hữu

+ Bảo hiểm của người cho vay 

+ Bảo hiểm của chủ sở hữu (bao gồm các chính sách mở rộng).

Hầu như tất cả những người cho vay đều yêu cầu người vay mua chính sách bảo hiểm quyền sở hữu của người cho vay để bảo vệ người cho vay trong trường hợp người bán không thể chuyển nhượng quyền sở hữu một cách hợp pháp.

Chính sách của người cho vay chỉ bảo vệ người cho vay chống lại sự mất mát.

Chính sách được ban hành thể hiện rằng quyền sở hữu đã được hoàn thành, từ đó có thể cung cấp một số đảm bảo cho người mua.

Bảo hiểm quyền sở hữu của chủ sở hữu, thường được người bán mua để bảo vệ người mua chống lại các khiếm khuyết trong quyền sở hữu, nhưng không bắt buộc.

Thông thường, chính sách của người cho vay và chính sách của chủ sở hữu được yêu cầu cùng nhau để đảm bảo mọi người đều được bảo vệ đầy đủ.

Khi đóng cửa, các bên sẽ mua bảo hiểm quyền sở hữu với tổng phí một lần.

Rủi ro khi không có bảo hiểm quyền sở hữu

Không có bảo hiểm quyền sở hữu làm cho các bên giao dịch gặp rủi ro đáng kể trong trường hợp có khiếm khuyết về quyền sở hữu.

Hãy xem xét một người mua nhà đang tìm kiếm ngôi nhà mơ ước của họ và phát hiện ra sau khi đóng cửa, thuế tài sản của người chủ trước chưa được thanh toán.

Nếu không có bảo hiểm quyền sở hữu, gánh nặng tài chính của yêu cầu bồi thường thuế này thuộc về người mua. Họ sẽ phải chịu thuế tài sản chưa thanh toán trước đó hoặc sẽ có nguy cơ mất nhà cho tổ chức thuế.

Trong cùng một kịch bản với bảo hiểm quyền sở hữu, bảo hiểm bảo vệ người mua miễn là họ sở hữu tài sản.

Trước khi tiến hành bất kì giao dịch mua nào, các nhà đầu tư bất động sản nên đảm bảo rằng tài sản đó không có quyền sở hữu xấu trong quá khứ nào.

Người mua có thể cân nhắc mua bảo hiểm quyền sở hữu của chủ sở hữu để bảo vệ bản thân trước những điều không lường trước được.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng