|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Thời gian thanh lí hàng tồn (Days Sales of Inventory - DSI) là gì? Đặc điểm

22:27 | 25/03/2020
Chia sẻ
Thời gian thanh lí hàng tồn (tiếng Anh: Days Sales of Inventory - DSI) là một tỉ lệ tài chính cho biết thời gian trung bình tính theo ngày mà một công ty thực hiện để biến hàng tồn kho của mình, bao gồm hàng hóa đang được bán, thành doanh số.
Thời gian thanh lí hàng tồn (Days Sales of Inventory - DSI) là gì? Đặc điểm  - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Acronyms and Slang)

Thời gian thanh lí hàng tồn

Khái niệm

Thời gian thanh lí hàng tồn trong tiếng Anh là Days Sales of Inventory, viết tắt là DSI.

Thời gian thanh lí hàng tồn là một tỉ lệ tài chính cho biết thời gian trung bình tính theo ngày mà một công ty thực hiện để biến hàng tồn kho của mình, bao gồm hàng hóa đang được bán, thành doanh số.

DSI còn được gọi là tuổi trung bình của hàng tồn kho, số ngày tồn kho (DIO), ngày tồn kho (DII), ngày bán hàng trong kho hoặc ngày hàng tồn kho và được diễn giải theo nhiều cách. Con số này cho biết tính thanh khoản của hàng tồn kho, biểu thị số ngày hàng hoá của một công ty được bán hết. Nói chung, DSI thấp hơn sẽ được ưu tiên vì nó chỉ ra thời gian ngắn hơn để bán hết hàng tồn kho, mặc dù DSI trung bình giữa các ngành sẽ khác nhau.

Đặc điểm của Thời gian thanh lí hàng tồn (DSI)

Công thức của DSI như sau:

DSI = Hàng hoá tồn kho trung bình / Giá vốn hàng bán * 365

Để sản xuất một sản phẩm có thể bán được, một công ty cần nguyên liệu thô và các nguồn lực khác hình thành nên hàng tồn kho và phải trả chi phí cho nó. Ngoài ra, có một chi phí liên quan đến việc sản xuất sản phẩm có thể bán được bằng cách sử dụng hàng tồn kho. 

Chi phí này bao gồm chi phí lao động và thanh toán cho các tiện ích như điện, được biểu thị bằng giá vốn hàng bán (COGS) và được định nghĩa là chi phí mua hoặc sản xuất các sản phẩm mà công ty bán trong một khoảng thời gian. DSI được tính dựa trên giá trị trung bình của hàng tồn kho và giá vốn hàng bán trong một khoảng thời gian nhất định hoặc kể từ một ngày cụ thể. Về mặt toán học, số ngày trong khoảng thời gian tương ứng được tính bằng 365 cho một năm và 90 cho một quí. Trong một số trường hợp, 360 ngày được sử dụng thay thế.

Tử số đại diện cho việc định giá hàng tồn kho. Mẫu số (Chi phí bán hàng / Số ngày) biểu thị chi phí trung bình mỗi ngày mà công ty bỏ ra để sản xuất một sản phẩm có thể bán được. Con số cuối cùng đưa ra số ngày trung bình mà công ty cần để thanh lí hết hàng tồn kho mà họ sở hữu.

Hai phiên bản khác nhau của công thức DSI có thể được sử dụng tùy thuộc vào thực tiễn kế toán. Trong phiên bản đầu tiên, số lượng hàng tồn kho trung bình được lấy theo số liệu được báo cáo vào cuối kì kế toán, chẳng hạn như vào cuối năm tài chính kết thúc vào ngày 30 tháng 6. Phiên bản này đại diện cho giá trị DSI tại một ngày cụ thể. Đối với phiên bản còn lại, giá trị trung bình của ngày bắt đầu và ngày kết thúc được tính và con số kết quả thể hiện giá trị DSI trong suốt thời gian cụ thể. Do đó:

Hàng tồn kho trung bình = Hàng tồn kho cuối kì

hoặc

Hàng tồn kho trung bình = (Hàng tồn kho đầu kì + Hàng tồn kho cuối kì)/2

Các công ty xác định liệu họ có nên đảm nhận các dự án vốn dựa trên mức độ rủi ro liên quan đến nó. Nếu lãi suất hoàn vốn dự kiến cao hơn tỉ lệ ngưỡng, khoản đầu tư được coi là hợp lí. Nếu tỉ lệ lợi nhuận giảm xuống dưới mức tối thiểu, nhà đầu tư có thể chọn không đầu tư. Tỉ lệ ngưỡng cũng được gọi là tỉ lệ lãi suất hòa vốn.

Ý nghĩa của DSI

Vì DSI cho biết khoảng thời gian mà tiền mặt của một công ty đang bị vướng thanh khoản vì hàng tồn chưa bán được, nên DSI thường càng nhỏ càng tốt. Một con số nhỏ hơn cho thấy rằng một công ty hoạt động hiệu quả hơn và thường xuyên bán hết hàng tồn kho, điều đó có nghĩa là doanh thu nhanh dẫn đến tiềm năng lợi nhuận cao hơn (giả sử rằng doanh thu đang được tạo ra trong lợi nhuận). 

Mặt khác, giá trị DSI lớn cho thấy công ty có thể đang phải vật lộn với hàng tồn kho lớn, khối lượng lớn và có thể đã đầu tư quá nhiều. Cũng có thể công ty có thể giữ mức tồn kho cao để đạt được tỉ lệ thực hiện đơn hàng cao, chẳng hạn như do công ty dự đoán doanh số bội thu trong kỳ nghỉ lễ sắp tới.

DSI là thước đo hiệu quả quản lí hàng tồn kho của một công ty. Hàng tồn kho yêu cầu vốn đáng kể cho các hoạt động của một doanh nghiệp. Bằng cách tính số ngày mà một công ty nắm giữ hàng tồn kho trước khi có thể bán nó, tỉ lệ hiệu quả này đo lường thời gian trung bình mà tiền mặt của một công ty bị khóa trong kho.

Tuy nhiên, con số này nên được xem xét thận trọng vì nó thường không đánh giá bối cảnh chung. Như có thể thấy từ các ví dụ trên về các giá trị DSI được tính cho doanh nghiệp B&M (Walmart), bán lẻ trực tuyến (Amazon) và các công ty ngành công nghệ (Microsoft), DSI có xu hướng thay đổi lớn giữa các ngành tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau như loại sản phẩm và mô hình kinh doanh. 

Do đó, điều quan trọng là so sánh giá trị này giữa các công ty cùng ngành. Các công ty trong lĩnh vực công nghệ, ô tô và đồ nội thất có thể đủ khả năng giữ hàng tồn kho của họ lâu dài, nhưng những công ty kinh doanh ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) thì không thể. Do đó, DSI nên được so sánh cụ thể theo ngành.

Ngoài ra, cũng nên lưu ý rằng giá trị DSI cao có thể được ưu tiên vào các thời điểm tùy thuộc vào động lực thị trường. Nếu một nguồn cung ngắn được dự kiến cho một sản phẩm cụ thể trong quí tới, một doanh nghiệp tốt nhất nên giữ hàng tồn kho của mình và sau đó bán lại với giá cao hơn nhiều, nhờ đó dẫn đến lợi nhuận được cải thiện trong dài hạn.

Ví dụ, tình hình hạn hán ở một khu vực chất lượng nước tốt cụ thể có thể đồng nghĩa với việc các nhà chức trách sẽ buộc phải cung cấp nước từ một khu vực khác, nơi chất lượng nước không tốt bằng. Nó có thể dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về máy lọc nước sau một thời gian nhất định, điều này có thể có lợi cho các công ty nếu họ giữ hàng tồn kho.

(Theo Investopedia)

Hoàng Vy