|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tether (USDT) trong công nghệ chuỗi khối là gì? Các tranh cãi xoay quanh Tether

11:06 | 12/06/2020
Chia sẻ
Tether (USDT) là đơn vị tiền tệ điện tử dạng chuỗi khối, lưu hành dựa trên một lượng tiền pháp định truyền thống tương đương được giữ trong một tài khoản ngân hàng được chỉ định sẵn.
Tether (USDT) là gì? Các tranh cãi xoay quanh Tether  - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Coin98

Tether

Khái niệm

Tether (USDT) là đơn vị tiền tệ điện tử dạng chuỗi khối, lưu hành dựa trên một lượng tiền pháp định truyền thống tương đương, giống như đồng đô la, đồng euro hay yên Nhật, được giữ trong một tài khoản ngân hàng được chỉ định sẵn. Đồng token Tether là đồng token nguyên thủy của mạng lưới Tether, được trao đổi dưới dạng kí hiệu USDT.

Nguồn gốc của Tether

Tether có nguồn gốc từ một nhánh của tiền tệ điện tử được gọi là stablecoin với mục đích giữ cho giá trị tiền tệ của tiền điện tử được ổn định hơn, trái ngược hẳn so với sự dao động lớn của các loại tiền điện tử phổ biến khác như Bitcoin và Ethereum. Điều đó sẽ cho phép nó được sử dụng như một phương tiện để trao đổi và lưu trữ giá trị, thay vì được sử dụng như những phương thức đầu tư dạng đầu cơ.

Có điều đặc biệt là, Tether thuộc về loại stablecoin thế chấp pháp định, nghĩa là nó là một loại tiền tệ pháp định như đồng đô la Mỹ, đồng euro hoặc đồng yên Nhật, hỗ trợ cho mỗi loại tiền điện tử đang được lưu hành. Các loại stablecoin khác bao gồm stablecoin được thế chấp bằng tiền điện tử - sử dụng dự trữ tiền điện tử làm tài sản thế chấp, hoặc stablecoin không thế chấp - không có bất kỳ tài sản thế chấp nào nhưng hoạt động theo cách tương tự như ngân hàng dự trữ để duy trì nguồn cung cấp token cần thiết, tùy thuộc vào tình hình kinh tế.

Tether được thiết kế đặc biệt để xây dựng cầu nối cần thiết giữa tiền tệ pháp định và tiền điện tử, cung cấp sự ổn định, minh bạch và phí giao dịch tối thiểu cho người dùng. Nó được ghim giá với đồng đô la Mỹ và duy trì tỷ lệ 1:1 với đô la Mỹ về giá trị. Tuy nhiên, công ty TNHH Tether không bảo đảm cho bất kì quyền mua lại hoặc trao đổi Tether nào bằng tiền thật. Nghĩa là, Tether không thể đổi thành đô la Mỹ.

Theo dữ liệu CryptoCompare được trích dẫn bởi Tạp chí Phố Wall, 80% tất cả giao dịch bitcoin được thực hiện tại Tether và stablecoin là nguồn thanh khoản chính cho thị trường tiền điện tử.

Tether được ra mắt với tên RealCoin vào tháng 7 năm 2014 và được công ty TNHH Tether - công ty chịu trách nhiệm duy trì số lượng dự trữ tiền định danh. Nó bắt đầu thực hiện giao dịch vào tháng 2 năm 2015.

Tranh cãi nổ ra

Vào tháng 11 năm 2017, có thông tin cho rằng đã bị hack với số tiền Tether trị giá lên tới 31 triệu đô la Mỹ, sau khi một Hard Fork được thực hiện. Vào tháng 1 năm 2018, Tether đã gặp một khó khăn khác khi cuộc kiểm toán cần thiết để đảm bảo rằng lượng dự trữ Tether trên toàn thế giới thực được duy trì đã không thể diễn ra. Thay vào đó, nó tuyên bố rằng đang tìm cách chia tay công ty kiểm toán sau khi nhận được trát hầu tòa từ những người thi hành luật pháp. Những lo lắng về việc công ty bị buộc tội thiếu minh bạch, liệu có đủ dự trữ để hậu thuẫn cho đồng tiền này hay không hiện đã rò rỉ ra bên ngoài.

Vào tháng 4 năm 2019, Công tố viên Liên bang New York Letitia James đã cáo buộc iFinex Inc., công ty mẹ của Tether Ltd. và nhà điều hành thị trường trao đổi tiền điện tử Bitfinex vì đã che giấu khoản lỗ 850 triệu đô la của khách hàng và các quĩ công ty liên kết từ các nhà đầu tư. Hồ sơ tòa án cho biết rằng các khoản tiền này đã được trao cho một thứ gì đó ở Panama có tên là Crypto Capital Corp mà không có hợp đồng hoặc thỏa thuận nào để xử lí các yêu cầu rút tiền của khách hàng. Bitfinex bị cáo buộc đã lấy ít nhất 700 triệu đô la từ dự trữ tiền mặt của Tether để che giấu khoản lỗ.

Trong một tuyên bố khác, các công ty cho biết các hồ sơ kia "được viết với mục đích xấu và bị gây khó hiểu với các khẳng định sai". "Ngược lại, chúng tôi được thông báo rằng số tiền Crypto Capital này không bị mất, trên thực tế đã được thu hồi và bảo vệ. Chúng tôi đã và đang tích cực làm việc để thực hiện các quyền và biện pháp khắc phục của mình để giải phóng số tiền đó. Đáng buồn thay, văn phòng Công tố viên Liên bang New York dường như đang có ý định hủy hoại những nỗ lực đó để gây tổn hại cho khách hàng của chúng tôi".

(Theo Investopedia)

Lê Huy