|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tăng tỉ trọng (Overweight) là gì? Sử dụng Tăng tỉ trọng trong xếp hạng và khuyến nghị đầu tư

19:27 | 20/04/2020
Chia sẻ
Tăng tỉ trọng (tiếng Anh: Overweight) là thuật ngữ chỉ một khoản đầu tư vào một tài sản hoặc lĩnh vực công nghiệp, với tỉ trọng trong danh mục đầu tư cao hơn so với danh mục điểm chuẩn.
Tăng tỉ trọng (Overweight) là gì? Sử dụng Tăng tỉ trọng trong xếp hạng và khuyến nghị đầu tư    - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia

Tăng tỉ trọng

Khái niệm

Tăng tỉ trọng trong tiếng Anh là Overweight.

Tăng tỉ trọng là thuật ngữ chỉ một khoản đầu tư vào một tài sản hoặc lĩnh vực công nghiệp, với tỉ trọng trong danh mục đầu tư cao hơn so với danh mục điểm chuẩn. 

Nhà đầu tư có thể chọn phân bổ một phần lớn danh mục đầu tư cho một lĩnh vực có vẻ rất hứa hẹn, hoặc phân phối cân đối lượng cổ phiếu và trái phiếu để phòng ngừa các biến động giá cả.   

Tăng tỉ trọng trái ngược với giảm tỉ trọng, cả hai đều được các nhà phân tích sử dụng trong làm khuyến nghị khi tư vấn đầu tư cho khách hàng của họ.   

Đặc điểm Tăng tỉ trọng

Nói một cách chính xác, tăng tỉ trọng đề cập đến lượng tài sản dư thừa trong một danh mục đầu tư so với danh mục chỉ số chuẩn mà nó đang theo.     

Mục tiêu của người quản lí các quĩ tương hỗ và các quĩ chỉ số là đáp ứng hoặc vượt quá hiệu suất của các chỉ số điểm chuẩn mà quĩ đang theo dõi. Điều này có thể đạt được bằng cách tăng tỉ trọng hoặc giảm tỉ trọng toàn bộ hoặc một số thành phần của danh mục đầu tư tổng thể.

Ngoài ra, nhiều nhà phân tích đầu tư cũng thường sử dụng khuyến nghị "tăng tỉ trọng" đối với các cổ phiếu mà họ tin rằng sẽ đem lại lợi nhuận vượt trội hơn so với các cổ phiếu khác thuộc cùng lĩnh vực, trong tương lai.   

Tuy nhiên, không có định nghĩa chung về "tăng tỉ trọng" trong trường hợp này, mà nó phụ thuộc vào nhà phân tích và phương pháp phân tích cổ phiếu của họ.   

Danh mục đầu tư Tăng tỉ trọng 

Với danh mục đầu tư đa dạng nhiều loại tài sản, nếu nhà đầu tư hoặc nhà quản lí dự báo một cổ phiếu sẽ suy yếu trong thời gian tới, họ có thể tăng tỉ trọng đối với các trái phiếu có trả lãi hoặc cổ phiếu có trả cổ tức. 

Tuy nhiên, các nhà quản lí danh mục đầu tư luôn tìm cân bằng danh mục đầu tư sao cho phù hợp với khả năng chấp nhận rủi ro và mục tiêu của mỗi khách hàng. 

Ví dụ một nhà đầu tư trẻ với mức chấp nhận rủi ro vừa phải, danh mục đầu tư cân bằng sẽ là phân bổ 60% cho cổ phiếu và 40% cho trái phiếu. 

Nếu nhà đầu tư quyết định phân bổ thêm 15% tỉ trọng vào cổ phiếu, danh mục đầu tư sẽ được phân loại là tăng tỉ trọng cổ phiếu.  

Danh mục đầu tư cũng có thể tăng tỉ trọng trong một lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như năng lượng, hay thậm chí có thể tăng tỉ trọng theo khu vực địa lí, chẳng hạn như tài sản thuộc một quốc gia cụ thể. 

Ngoài ra, cũng có thể phân loại tăng tỉ trọng theo danh mục tài sản, ví dụ như tăng tỉ trọng cổ phiếu tăng trưởng mạnh hoặc cổ phiếu có tỉ lệ cổ tức cao.   

Sử dụng Tăng tỉ trọng trong xếp hạng và khuyến nghị đầu tư   

Khi các nhà phân tích đầu tư chỉ định một cổ phiếu là tăng tỉ trọng, có nghĩa là nhà phân tích kì vọng rằng cổ phiếu sẽ có lợi nhuận vượt trội hơn so với lợi nhuận chung của ngành, hay lĩnh vực của công ty phát hành đang hoạt động, hoặc so với toàn bộ thị trường.  

Ví dụ khi nhà phân tích khuyến nghị tăng tỉ trọng đối với một cổ phiếu công ty bán lẻ, cho thấy rằng nhà phân tích dự đoán cổ phiếu công ty sẽ có lợi nhuận trên mức lợi nhuận trung bình của ngành bán lẻ nói chung, trong khoảng thời gian từ 8 đến 12 tháng tới.  

Các khuyến nghị khác ngoài tăng tỉ trọng gồm có tỉ trọng đều (equal weight) hoặc giảm tỉ trọng (underweight).

Tỉ trọng đều ngụ ý rằng cổ phiếu dự kiến sẽ có hiệu suất phù hợp với điểm chuẩn, trong khi giảm tỉ trọng hàm ý rằng cổ phiếu dự kiến sẽ có hiệu suất thấp hơn điểm chuẩn.

Sử dụng Tăng tỉ trọng trong xếp hạng và khuyến nghị đầu tư   

Các quĩ hoặc danh mục đầu tư được quản lí tích cực có xu hướng sẽ tăng tỉ trọng các chứng khoán nếu như kì vọng chúng sẽ có lợi nhuận cao hơn.    

Ngược lại, tăng tỉ trọng nắm giữ tài sản trong danh mục đầu tư cũng có thể được dùng để phòng ngừa hoặc giảm rủi ro từ một vị thế được tăng tỉ trọng khác trong danh mục.   

Hạn chế của việc tăng tỉ trọng là nó có thể làm giảm sự đa dạng hóa của danh mục đầu tư tổng thể, làm tăng rủi ro thị trường bổ sung. 

 - Ưu điểm: 

Có thể tăng lợi nhuận danh mục đầu tư.  

Phòng ngừa chống lại các vị thế tài sản tăng tỉ trọng khác.  

 - Nhược điểm: 

Giảm đa dạng hóa danh mục đầu tư.   

Danh mục đầu tư có rủi ro tổng thể lớn hơn.  

(Theo Investopedia)

Lê Thảo