|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Sơ đồ kim tự tháp (Pyramid Scheme) là gì? Cách thức hoạt động của sơ đồ kim tự tháp

19:16 | 06/04/2020
Chia sẻ
Sơ đồ kim tự tháp (tiếng Anh: Pyramid Scheme) là một mô hình kinh doanh sơ sài và không bền vững, trong đó một vài thành viên ở tầng cao hơn của kim tự tháp chiêu mộ các thành viên mới (người trả chi phí trả trước) để kết nạp họ vào chuỗi.
Sơ đồ kim tự tháp (Pyramid Scheme) là gì? Cách thức hoạt động của sơ đồ kim tự tháp - Ảnh 1.

Hình minh họa (Nguồn: investopedia)

Sơ đồ kim tự tháp (Pyramid Scheme)

Khái niệm

Sơ đồ kim tự tháp trong tiếng Anh có một số cách gọi là Pyramid Scheme hay Pyramid Scams.

Sơ đồ kim tự tháp là một mô hình kinh doanh sơ sài và không bền vững, trong đó một vài thành viên ở tầng cao hơn của kim tự tháp chiêu mộ các thành viên mới - những người trả chi phí trả trước cho chuỗi - để kết nạp họ vào chuỗi. Khi các thành viên mới lần lượt chiêu mộ các thành viên khác, một phần phí mà những người đến sau đưa cho họ, họ cũng phải đưa cho những người trước đó đã chiêu mộ họ. Các hoạt động này là bất hợp pháp ở một số quốc gia.

Cách thức hoạt động của sơ đồ kim tự tháp

Các sơ đồ kim tự tháp được đặt tên như vậy bởi vì chúng giống với cấu trúc kim tự tháp, bắt đầu với một điểm duy nhất trên đỉnh, dần dần tỏa rộng ra về phía dưới.

Chúng ta hãy giả sử như sau: Người sáng lập Mike ngồi một mình trên đỉnh tháp, được biểu thị bằng số "1" như trong hình trên. Giả sử Mike chiêu mộ 10 người hạng hai ở cấp độ ngay tầng dưới anh ta, mỗi người mới sẽ phải cấp cho anh ta một khoản thanh toán bằng tiền mặt cho đặc quyền tham gia. 

Không chỉ các khoản phí mua đó phải chuyển trực tiếp vào túi của Mike, 10 thành viên mới sau đó phải chiêu mộ 10 thành viên cấp ba của chính họ (tổng cộng sẽ là 100 người), những người này phải trả phí cho các nhà chiêu mộ cấp hai, những người ở cấp hai sẽ lại chia một tỉ lệ phí cho Mike.

Về mặt lí thuyết, những người đủ táo bạo tham gia vào sơ đồ kim tự tháp sẽ nhận được khoản tiền mặt đáng kể từ các tân binh bên dưới của họ. Nhưng trong thực tế, các nhóm thành viên tương lai có xu hướng cạn kiệt theo thời gian. Và vào thời điểm nào đó, sơ đồ kim tự tháp sẽ bị đổ vỡ, các nhà điều hành ở cấp cao nhất bỏ trốn với vô số tiền mặt, trong khi phần lớn các thành viên cấp thấp hơn đều trắng tay.

Cần lưu ý rằng vì các chương trình kim tự tháp phụ thuộc rất nhiều vào phí từ các tân binh, nên đại đa số các giao dịch không liên quan đến việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ thực tế với bất kì giá trị nội tại nào.

Các loại sơ đồ kim tự tháp bào gồm: Sơ đồ kim tự tháp kinh doanh đa cấp, email chuyển tiếp (chain emails), mô hình ponzi.

Một ví dụ về sơ đồ kim tự tháp trên thực tế

Năm 2008, một kế hoạch kim tự tháp khổng lồ lan tỏa ở Canada, hứa hẹn người dân có cơ hội làm giàu bằng cách bán các vé du lịch sắp tới của các thành viên với chi phí thấp. Để đủ điều kiện, "người bán" là người đầu tiên được yêu cầu mua tư cách thành viên, với mức giá đắt đỏ là 3.200 đô la.

Hơn 2.000 người đã mang ra sổ séc của họ ra để mua vì họ đã được hứa là sẽ nhận được 5.000 đô la cho mỗi thành viên tương tự mà họ đã bán. Tuy nhiên, lợi nhuận chỉ có thể được nhận khi các thành viên ứng viên tích lũy được 100.000 đô la doanh số, trong đó đòi hỏi phải bán ít nhất 20 vé.

Nhưng việc này hầu như là không thể khi nguồn tiền dần cạn kiệt, mọi người quyết liệt bám vào tiền của họ. Do đó, các nhà đầu tư bực tức đã đệ đơn kiện tập thể để hoàn lại tiền và hủy bỏ chương trình này.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

Tường Vy