Phong trào các mối quan hệ con người (Human Relations Movement) là gì?
Phong trào các mối quan hệ con người
Khái niệm
Phong trào các mối quan hệ con người trong tiếng Anh là Human Relations Movement.
Phong trào các mối quan hệ con người trong hành vi tổ chức tập trung vào con người với tư cách là những cá nhân chứ không chỉ là một bộ phận phần của cơ chế sản xuất, phân tích những gì thúc đẩy và trau dồi các thành tích của họ trong môi trường công việc. Thái độ của nhân viên đối với công việc trở nên quan trọng đối để giúp công ty thành công.
Trước khi phong trào các mối quan hệ con người ra đời, hầu hết các công ty chỉ tập trung vào sản lượng và lợi nhuận, và bỏ qua các vấn đề về hành vi giữa con người, không quan tâm đến sự phát triển cá nhân của nhân viên. Điều này đã khiến nhân viên có thái độ tiêu cực vì cảm thấy mình không được coi trọng, dẫn đến tỉ lệ nghỉ việc cao, tình trạng thường xuyên vắng mặt, và ít gắn bó với công việc.
Việc áp dụng lí thuyết trong phong trào các mối quan hệ con người đã giúp cải thiện những vấn đề trên.
Lịch sử của phong trào các mối quan hệ con người
Đầu những năm 1900, khuôn khổ cho phong trào các mối quan hệ con người đã dần được xây dựng. Các công ty nhận ra rằng động lực về tiền bạc không phải là yếu tố duy nhất giúp sản lượng.
Elton Mayo được coi là cha đẻ của phong trào quan hệ con người. Ông là người đầu tiên nhận ra rằng sản lượng và sự hài lòng của người lao động có liên quan đến các yếu tố xã hội, như cách đối xử với nhân viên trong công việc.
Thí nghiệm năm 1927 đã chứng minh rõ ràng hơn về mối quan hệ giữa sự hiểu biết về tâm lý người lao động và sản lượng đầu ra. Kết quả của thí nghiệm này đã tạo ra hiệu ứng Hawthorne, chỉ ra rằng khi nhân viên càng nhận được nhiều chú ý từ người quản lí, đồng nghiệp và khách hàng, thì họ càng nỗ lực làm việc và năng suất càng tăng
Ba yếu tố chính trong phong trào các mối quan hệ con người
Các đội/ nhóm làm việc: là những nhân viên làm việc cùng nhau. Sự hòa nhập giữa các thành viên trong các nhóm làm việc tạo ra động lực và thúc đẩy năng suất công việc.
Giao tiếp lên trên: cho phép nhân viên đưa ra phản hồi và giao tiếp với quản lí cấp trên. Điều này giúp nhân viên cảm thấy rằng họ có giá trị, và có tiếng nói với quá trình ra quyết định của công ty.
Sự lãnh đạo tốt: được thể hiện thông qua việc giao tiếp và đưa ra quyết định đúng đắn. Nhân viên sẽ cảm thấy có động lực ki có các lãnh đạo biết cố vấn và định hướng cho nhân viên.
(Theo: study.com)