|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Lí thuyết quản lí khoa học của Ferderick Taylor (Scientific management theory) là gì?

21:57 | 08/10/2019
Chia sẻ
Lí thuyết quản lí khoa học của Ferderick Taylor (tiếng Anh: Frederick Taylor's scientific management theory) là việc áp dụng các nguyên tắc kĩ thuật công nghiệp để tạo ra một hệ thống tránh lãng phí và nhiều lợi ích khác.
41Dy2OU6PqL

Hình minh hoạ (Nguồn: amazon)

Lí thuyết quản lí khoa học của Ferderick Taylor (1856 – 1915)

Khái niệm

Lí thuyết quản lí khoa học của Ferderick Taylor trong tiếng Anh được gọi là Frederick Taylor's scientific management theory hay classical management theory.

Lí thuyết quản lí khoa học của Ferderick Taylor là lí thuyết mà trong đó áp dụng các nguyên tắc kĩ thuật công nghiệp để tạo ra một hệ thống tránh lãng phí, qui trình và phương thức sản xuất được cải thiện và hàng hóa được phân phối công bằng. 

Những cải tiến này phục vụ lợi ích của người sử dụng lao động, nhân viên và xã hội nói chung.

(Theo trang study.com)

Đặc điểm

Đặc điểm của lí thuyết của Ferderick Taylor

Dựa trên quan điểm về "tính hợp " của hành vi và những thao tác của con người trong lao động, coi con người là một bộ phận của máy móc trong dây chuyền sản xuất. 

Điểm cơ bản của phương pháp quản này là quản lao động có huấn luyện, có định mức, có hoạch định và phân công chức năng theo từng người rất khoa học, từ đó nâng cao được năng suất lao động và giảm tỉ lệ sản phẩm hỏng.

Nguyên tắc

Những nguyên tắc cơ bản của lí thuyết Taylor là

- Nghiên cứu một cách khoa học mỗi tác động của công nhân để thay thế cho cách làm cũ đơn thuần dựa vào kinh nghiệm.

- Tuyển chọn, huấn luyện công nhân một cách khoa học, đào tạo và giáo dục họ, giúp họ trưởng thành. Còn cách làm cũ là để công nhân chọn việc làm theo ý họ và căn cứ vào khả năng của từng người để đào tạo.

- Xây dựng định mức lao động và phân công, hợp tác lao động một cách khoa học.

- Chủ và thợ phải cùng nhau chia sẻ công việc và chức trách. Phía chủ gánh vác phần việc quan trọng hơn, không đẩy hết mọi việc và phần lớn trách nhiệm về phía công nhân như trước kia.

Biện pháp

Từ những nguyên tắc cơ bản trên, Taylor đã đề ra các biện pháp cụ thể như:

- Nghiên cứu toàn bộ qui trình thực hiện công việc của công nhân, chia nhỏ các công việc trên thành các công đoạn khác nhau để tìm cách cải tiến, tối ưu các thao tác và cuối cùng là đem lại thặng dư lớn cho các nhà tư bản.

- Xây dựng hệ thống khuyến khích vật chất để kích thích người lao động như trả công theo sản phẩm.

Ưu, nhược điểm cơ bản 

Ưu điểm:

Giúp nhà quản trị có cách thức nhìn nhận, giao việc hợp , họ sẽ hình dung các công việc được tiến triển như thế nào, có thuận lợi và khó khăn gì, trên cơ sở đó hướng dẫn, tạo điều kiện cho người lao động thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

Chú ý phối hợp giữa các bộ phận, cá nhân, một các nhịp nhàng, hiệu quả thì công việc kinh doanh mới đạt được kết quả mong muốn.

Quan tâm đến việc xây dựng định mức lao động và trả công hợp để kích thích người lao động.

Nhược điểm:

Máy móc hóa con người, coi người lao động là một mắt xích của quá trình lao động và chỉ chuyên thực hiện một số thao tác nhất định theo vị trí công việc của mình.

Cột chặt người lao động vào dây chuyền công nghệ sản xuất để quản . Người lao động bị giới chủ khai thác, bóc lột sức lao động một cách thậm tệ. Không quan tâm tới các nhu cầu tinh thần của người lao động. 

(Tài liệu tham khảo: Tổng quan về Tâm lí học, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica)

Diệu Nhi

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).