|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Phân tích tương đồng doanh nghiệp (Comparable Company Analysis) là gì?

16:07 | 20/11/2019
Chia sẻ
Phân tích tương đồng doanh nghiệp (tiếng Anh: Comparable Company Analysis) là một qui trình được sử dụng để đánh giá giá trị của một công ty sử dụng các số liệu của các doanh nghiệp khác có qui mô tương tự trong cùng ngành.
58688bd4-3cc4-4929-bfa2-e82cd7a03055

Hình minh họa. Nguồn: Ed.youth4work.com

Phân tích tương đồng doanh nghiệp

Khái niệm

Phân tích tương đồng doanh nghiệp trong tiếng Anh là Comparable Company Analysis.

Phân tích tương đồng doanh nghiệp (CCA) là một qui trình được sử dụng để đánh giá giá trị của một công ty sử dụng các số liệu của các doanh nghiệp khác có qui mô tương tự trong cùng ngành.

CCA so sánh hiệu quả hoạt động với giả định rằng các công ty tương tự sẽ có bội số định giá tương tự. Các nhà phân tích đưa ra một danh sách các số liệu thống kê có sẵn cho các công ty đang được xem xét và tính toán các bội số định giá để so sánh chúng.  

Đặc điểm phân tích tương đồng doanh nghiệp (CCA) 

Một trong những điều đầu tiên nhân viên ngân hàng cần biết là làm thế nào để thực hiện phân tích so sánh hoặc phân tích tương đồng doanh nghiệp (CCA). Có một qui trình rõ ràng để tạo ra một phân tích tương đồng doanh nghiệp. 

Thông tin trong báo cáo CCA được sử dụng để xác định ước tính giá trị gần đúng cho giá cổ phiếu hoặc giá trị công ty.

Để phân tích tương đồng doanh nghiệp, đầu tiên cần thành lập một nhóm bao gồm các công ty có qui mô tương tự trong cùng ngành hoặc khu vực. Các nhà đầu tư sau đó có thể so sánh một công ty cụ thể với các đối thủ cạnh tranh một cách tương đối. 

Thông tin này có thể được sử dụng để xác định giá trị doanh nghiệp của công ty (EV) và để tính các tỉ lệ khác được sử dụng để so sánh một công ty với các công ty ngang hàng trong nhóm. 

Phân tích tương đồng doanh nghiệp và phân tích tương đối 

Có nhiều cách để định giá một công ty. Các phương pháp phổ biến nhất dựa trên dòng tiền và hiệu suất tương đối so với các công ty tương đồng. 

Các mô hình định giá dựa trên tiền mặt, chẳng hạn như phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF), có thể giúp các nhà phân tích tính toán giá trị nội tại dựa trên các dòng tiền trong tương lai. Giá trị này sau đó được so sánh với giá trị thị trường thực tế. 

Nếu giá trị nội tại cao hơn giá trị thị trường, cổ phiếu bị định giá thấp. Nếu giá trị nội tại thấp hơn giá trị thị trường, cổ phiếu bị định giá quá cao.

Ngoài việc định giá giá trị nội tại, các nhà phân tích có thể định giá dòng tiền bằng cách so sánh tương đối, so sánh tương đối cho phép nhà phân tích phát triển các điểm chuẩn hay giá trị trung bình của ngành.   

Các biện pháp định giá phổ biến nhất được sử dụng trong phân tích tương đồng doanh nghiệp là giá trị doanh nghiệp trên doanh số (EV/S), tỉ số giá trên thu nhập (P/E), chỉ số giá trên giá trị sổ sách (P/B) và hệ số giá trên lợi nhuận (P/S). 

Nếu tỉ lệ định giá của công ty cao hơn mức trung bình danh sách các công ty ngang hàng, công ty bị định giá quá cao. Nếu tỉ lệ định giá thấp hơn mức danh sách các công ty trung bình ngang hàng, công ty bị định giá thấp. 

Khi sử dụng kết hợp mô hình định giá nội tại và mô hình so sánh tương đối với các thước đo định giá gần đúng sẽ giúp các nhà phân tích nắm bắt được giá trị thực của một công ty. 

(Theo Investopedia)

Lê Thảo