|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Phân tích kịch bản (Scenario Analysis) là gì? Phân tích kịch bản và chiến lược đầu tư

10:31 | 14/10/2019
Chia sẻ
Phân tích kịch bản (tiếng Anh: Scenario Analysis) là quá trình ước tính giá trị dự kiến ​​của danh mục đầu tư sau khi có sự thay đổi về giá trị của các yếu tố chính của danh mục đầu tư
scenario analysis

Hình minh họa

Phân tích kịch bản

Khái niệm

Phân tích kịch bản trong tiếng Anh là Scenario Analysis.

Phân tích kịch bản là quá trình ước tính giá trị dự kiến của danh mục đầu tư sau một khoảng thời gian nhất định, giả sử rằng giá trị chứng khoán hoặc các yếu tố chính của danh mục đầu tư có sự thay đổi cụ thể, ví dụ như lãi suất tăng hoặc giảm.

Phân tích kịch bản thường được sử dụng để ước tính các thay đổi đối với giá trị của danh mục đầu tư nhằm đối phó với sự kiện bất lợi và có thể được sử dụng để kiểm tra tình huống xấu nhất về mặt lí thuyết.

Kĩ thuật phân tích kịch bản liên quan đến việc tính toán các tỉ suất tái đầu tư khác nhau cho lợi nhuận dự kiến được tái đầu tư. Dựa trên các nguyên tắc toán học và thống kê, phân tích kịch bản cung cấp một qui trình để ước tính sự thay đổi giá trị của danh mục đầu tư dựa trên sự xuất hiện của các tình huống khác nhau gọi là các "kịch bản", tuân theo các nguyên tắc phân tích "nếu như".

Những đánh giá này có thể được sử dụng để kiểm tra mức độ rủi ro trong một khoản đầu tư nhất định có liên quan đến nhiều sự kiện tiềm năng khác nhau, từ khả năng rất cao cho đến gần như không thể xảy ra.

Tùy thuộc vào kết quả phân tích, một nhà đầu tư có thể xác định xem mình có thể chấp nhận mức độ rủi ro hiện tại hay không.

Một loại phân tích kịch bản chuyên phân tích tình huống xấu nhất có thể xảy ra là kiểm tra độ ổn định.

Phân tích kịch bản và chiến lược đầu tư

Có nhiều cách khác nhau để tiếp cận phân tích kịch bản. Phương pháp phổ biến là xác định độ lệch chuẩn của lợi nhuận chứng khoán theo ngày hoặc theo tháng và sau đó tính toán giá trị kì vọng cho danh mục đầu tư nếu lợi nhuận của mỗi loại chứng khoán có hai hoặc ba độ lệch chuẩn trên và dưới mức lợi nhuận trung bình. 

Bằng cách này, nhà phân tích thu được mức độ tin cậy hợp lí liên quan đến sự thay đổi giá trị của danh mục đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định.

Các kịch bản được xem xét có thể liên quan đến một biến duy nhất, chẳng hạn như kết quả của việc ra mắt sản phẩm mới; hoặc kết hợp các yếu tố với nhau như kết quả ra mắt sản phẩm mới kết hợp với những thay đổi có thể xảy ra trong hoạt động của các công ty đối thủ.

Mục tiêu là phân tích kết quả của các tình huống cực đoan để xác định chiến lược đầu tư.

Phân tích kịch bản trong tài chính cá nhân và tài chính doanh nghiệp

Quá trình được sử dụng trong việc đánh giá các kịch bản đầu tư tiềm năng có thể được áp dụng cho các tình huống tài chính khác nhau để đánh giá sự thay đổi về giá trị trong các kịch bản lí thuyết. 

Về phía người tiêu dùng, một người có thể sử dụng phân tích kịch bản để kiểm tra các kết quả tài chính khác nhau của việc mua một mặt hàng bằng thẻ tín dụng, so với việc tiết kiệm tiền để trả bằng tiền mặt. 

Ngoài ra, một người có thể xem xét các thay đổi khác nhau về mặt tài chính có thể xảy ra khi quyết định có nên chấp nhận một công việc mới hay không.

Doanh nghiệp có thể sử dụng phân tích kịch bản để phân tích kết quả tài chính tiềm năng của một số quyết định cụ thể, ví dụ như lựa chọn một trong hai cơ sở hoặc mặt tiền tại nơi doanh nghiệp hoạt động.

Điều này có thể bao gồm các cân nhắc như sự khác biệt về giá thuê nhà, chi phí điện nước và bảo hiểm, hoặc bất kì lợi ích nào có trong một địa điểm nhưng địa điểm khác lại không có.

(Theo investopedia)

Hằng Hà

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).