Nhiều địa phương tại Bà Rịa – Vũng Tàu thời gian vừa qua đã thông báo tạm dừng tiếp nhận và xem xét, giải quyết các hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn.
Các cơ quan công an sẽ phối hợp với các cục thuế địa phương để điều tra, đấu tranh xử lý nghiêm các hành vi trốn thuế trong kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản.
So với TP HCM, hai địa phương này có nguồn cung sơ cấp và lượng giao dịch vượt mạnh, được thúc đẩy bởi các yếu tố như hạ tầng giao thông liên tỉnh cải thiện, quỹ đất lớn, giá đất rẻ hơn,...
Công ty Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt thuộc tập đoàn Tân Hoàng Minh đã đề nghị đơn phương chấm dứt hợp đồng mua ô đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm cho dù đấu giá thành công với giá 24.500 tỷ đồng.
Trong khi nguồn cung mới sụt giảm năm thứ hai liên tiếp, giá bán trung bình căn hộ chung cư tại Hà Nội ghi nhận tăng 13% theo năm. Đây là mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Khu trung tâm tài chính, ngân hàng, thương mại và dịch vụ tổng hợp với quy mô 14.461 m2 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ được đấu giá quyền sử dụng đất trong giai đoạn 2021-2025.
Theo ông Lê Hoàng Châu, trong năm 2020, TP HCM chỉ có 1% căn hộ vừa túi tiền, nhưng sang năm 2021 thì không có căn nào, hiện rất khó để tìm được căn hộ có mức giá dưới 30 triệu đồng/m2.
Đang có cuộc đổ bộ của các đại gia bất động sản vào miền Trung. Theo các chuyên gia, điều này sẽ tạo ra làn sóng đầu tư cực kỳ mạnh vào khu vực này, giúp cho thị trường hồi phục mạnh mẽ trong năm 2022.
Cần thiết có quy định người tham gia đấu giá phải chứng minh năng lực tài chính, khả năng được cấp tín dụng từ ngân hàng tối thiểu bằng với giá khởi điểm của tài sản được đưa ra.
Theo chuyên gia Savills, Bình Dương đang trở thành khu vực có nguồn cung căn hộ bình dân lý tưởng thay thế cho TP HCM nhờ vào lợi thế tiếp giáp, mức giá bán thấp hơn và tốc độ đô thị hóa cao.
Theo thống kê của Savills, giá sơ cấp trung bình của biệt thự và nhà liền kề Hà Nội quý vừa qua ghi nhận tăng lần lượt 82% và 54% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sức thanh khoản thị trường nhà ở khu Đông TP HCM đang chững lại, giá nhà ở vẫn giữ nguyên từ cuối năm 2020 đến nay, thậm chí nhiều nhà đất giảm giá sâu từ 1-2 tỷ đồng nhưng vẫn không bán được.
Theo TS. Võ Trí Thành, sự kiện Tân Hoàng Minh bỏ cọc khu đất ở Thủ Thiêm là cơ hội để nhìn nhận, hoàn thiện lại khung khổ pháp lý đối với đấu giá đất, hạn chế tác động tiêu cực lên thị trường bất động sản nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Đây là nhận định của Giám đốc Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản Nhà nước tại TP HCM liên quan đến việc liệu đơn vị trả giá cao thứ hai có cơ hội mua khu đất ở Thủ Thiêm sau khi xác định Tân Hoàng Minh bỏ cọc hay không.
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, thông tin Tân Hoàng Minh bỏ cọc lô đất ở Thủ Thiêm sẽ tác động đến tâm lý của những người tổ chức đấu giá và các doanh nghiệp muốn tham gia đấu giá về sau. Chuyên gia đặt vấn đề: Tại sao những người tham gia đã nỗ lực để trả một mức giá cao như vậy mà họ buộc phải bỏ cọc?
Công ty Ngôi Sao Việt sẽ có văn bản chính thức gửi UBND TP HCM để báo cáo và gửi Trung tâm Phát triển Quỹ đất, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản TP HCM đề nghị đơn phương chấm dứt Hợp đồng mua bán đấu giá tài sản của ô đất 3-12 khu chức năng số 3 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Theo Luật sư Trần Minh Hải, Trường hợp người tham gia đã có những tiền lệ bỏ cọc, có thể sau này quy chế đấu giá được bổ sung thêm những quy định mới để lựa chọn doanh nghiệp ngay từ lúc đặt cọc.
Chủ tịch UBND TP HCM cho biết vào tối ngày 11/1, UBND TP chưa nhận được văn bản chính thức của Tập đoàn Tân Hoàng Minh về việc doanh nghiệp xin bỏ cọc. UBND TP đang tìm hiểu về thông tin này.
Theo Luật sư Trần Minh Hải, trong trường hợp đây là một vụ đấu giá thông thường, Tân Hoàng Minh sẽ mất số tiền đã đặt cọc (khoảng 600 tỷ đồng). Tuy nhiên, nếu sự việc có dấu hiệu gây cản trở quá trình đấu giá thì cơ quan chức năng có quyền xem xét và cần phải xử lý để tạo tiền đề.