|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Ngân hàng zombie (Zombie Bank) là gì? Ví dụ về ngân hàng zombie

17:59 | 20/09/2019
Chia sẻ
Ngân hàng zombie (tiếng Anh: Zombie Bank) là các ngân hàng đã mất khả năng thanh toán nhưng vẫn được chính phủ trợ giúp để tránh phá sản nhằm ngăn chặn việc gây ra hoảng loạn trong nền kinh tế.
3148725920

Hình minh họa. Nguồn: themarker.com

Ngân hàng zombie 

Khái niệm

Ngân hàng zombie trong tiếng Anh là Zombie Bank.

Ngân hàng zombie là một định chế tài chính mất khả năng thanh toán mà chỉ có thể tiếp tục hoạt động nhờ sự giúp đỡ ngầm hoặc công khai của chính phủ. Các tổ chức này có rất nhiều tài sản không hiệu quả trên bảng cân đối kế toán và được giữ cho không phá sản nhằm mục đích tránh gây ra hoảng loạn lan tới các ngân hàng khác.

Ngân hàng zombie được sinh ra từ sự áp chế tài chính. Khi các khoản vay trở nên tồi tệ, một cuộc tháo chạy vốn diễn ra, giá trị tài sản giảm mạnh, đôi khi các ngân hàng trung ương quyết định giữ cho các ngân hàng, doanh nghiệp hay các hộ gia đình đầy nợ nần khỏi phá sản. 

Trước đây, các ngân hàng bị bỏ mặc để phá sản. Chính phủ bắt đầu can thiệp khi thấy rằng các tổ chức tài chính gặp khó khăn sẽ kích động sự hoảng loạn trong nền kinh tế. 

Các nhà hoạch định chính sách muốn tránh những tổ chức tài chính lành mạnh hơn bị cuốn vào rắc rối và quyết định hành động. Kể từ đó, các cuộc tranh luận đã nổ ra về thời điểm thích hợp để ngừng sự trợ giúp này.

Hạn chế của ngân hàng zombie

Việc đóng cửa các ngân hàng gặp khó khăn có thể kích động sự hoảng loạn trong nền kinh tế. Tuy nhiên, các bằng chứng thực tế cho thấy rằng việc cho phép chúng tiếp tục hoạt động cũng có một số nhược điểm. Việc khôi phục ngân hàng có thể tiêu tốn hàng trăm tỉ đô la và cản trở tăng trưởng kinh tế.

Do tài sản của các ngân hàng zombie không bị phát mại hay thanh lí, vốn của các nhà đầu tư bị mắc kẹt, thay vì được thu hồi để sử dụng hiệu quả hơn. Ngoài ra, thay vì củng cố các công ty lành mạnh và hỗ trợ phục hồi kinh tế, các ngân hàng zombie giúp duy trì các tập đoàn mục nát. 

Với việc bóp méo cơ chế thị trường, việc phân bổ nguồn lực sai làm suy yếu toàn bộ hệ thống tài chính.

Ví dụ về ngân hàng zombie 

Tại Nhật Bản, khi bong bóng bất động sản sụp đổ vào năm 1990, nước này đã duy trì các ngân hàng mất khả năng thanh toán thay vì tái cấp vốn hoặc để chúng phá sản.

Gần 30 năm sau, các ngân hàng zombie của Nhật Bản vẫn có một lượng lớn các khoản nợ xấu trên sổ sách của họ. Thay vì giúp kinh tế Nhật Bản phục hồi, các ngân hàng này đã khóa chặt nền kinh tế nước này vào một cái bẫy giảm phát mà nước này chưa bao giờ thoát ra được.

(Theo investopedia)

Hằng Hà

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).