Áp chế tài chính (Financial Repression) là gì? Đặc điểm của áp chế tài chính
Hình minh họa. Nguồn: istockphoto.com
Áp chế tài chính
Khái niệm
Áp chế tài chính trong tiếng Anh là Financial Repression.
Áp chế tài chính là một thuật ngữ mô tả các biện pháp mà chính phủ sử dụng nâng cao ngân quĩ hoặc giảm nợ. Áp chế tài chính có thể bao gồm các biện pháp như các khoản vay trực tiếp cho chính phủ, giới hạn lãi suất, điều tiết chuyển dịch vốn giữa các quốc gia và liên kết chặt chẽ hơn giữa chính phủ và ngân hàng.
Thuật ngữ này ban đầu được sử dụng để chỉ các chính sách kinh tế đã kìm hãm các quốc gia kém phát triển. Sau này, áp chế tài chính đã được nhiều nền kinh tế phát triển áp dụng để khắc phục thiệt hại lâu dài gây ra bởi các gói kích thích và thắt chặt các qui tắc vốn sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009.
Áp chế tài chính là một cách gián tiếp để các chính phủ sử dụng tiền từ khu vực tư nhân để trả cho các khoản nợ công. Chính phủ đánh cắp sự tăng trưởng của nền kinh tế bằng các công cụ tinh tế như lãi suất bằng không và chính sách lạm phát để làm giảm các khoản nợ của chính nó.
Một số phương pháp được thực hiện trực tiếp, ví dụ như cấm sở hữu vàng và giới hạn số lượng tiền có thể được chuyển đổi thành ngoại tệ. Năm 2011, một số nhà kinh tế đưa ra giả thuyết rằng các chính phủ có thể quay lại sử dụng áp chế tài chính để giải quyết hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Đặc điểm của áp chế tài chính
Hai nhà kinh tế học Carmen M. Reinhart and M. Belen Sbrancia đưa ra các đặc điểm sau:
- Giới hạn hoặc áp mức trần lãi suất
- Chính phủ sở hữu hoặc kiểm soát các ngân hàng và tổ chức tài chính trong nước
- Tạo hoặc duy trì một thị trường nội địa bị giới hạn cho nợ chính phủ
- Hạn chế sự gia nhập ngành tài chính
- Cấp tín dụng trực tiếp cho một vài ngành công nghiệp nhất định
Nghiên cứu của họ cho thấy áp chế tài chính là yếu tố chính trong việc giải thích các giai đoạn mà các nước có nền kinh tế tiên tiến có thể giảm nợ công với tốc độ tương đối nhanh.
Những giai đoạn áp chế tài chính thường theo sau sự bùng nổ của nợ công. Trong một số trường hợp, chúng là kết quả của chi phí trong các cuộc chiến tranh. Gần đây, các khoản nợ công đã tăng lên do các chương trình kích thích được thiết kế để giúp đưa các nền kinh tế ra khỏi cuộc Đại suy thoái.
Đã có những dấu hiệu cho thấy áp chế tài chính đã được sử dụng. Các bài kiểm tra độ ổn định và các qui định cập nhật đối với các công ty bảo hiểm về cơ bản buộc các tổ chức này phải mua loại tài sản an toàn hơn.
Loại tài sản chủ chốt trong số các tài sản an toàn tất nhiên là trái phiếu chính phủ. Việc mua trái phiếu này giúp giữ lãi suất ở mức thấp và có khả năng làm tăng lạm phát chung - dẫn đến nợ công giảm nhanh hơn.
(Theo investopedia)