Ngân hàng bán lẻ (Retail Banking) là gì?
Hình minh họa. Nguồn: elektromain
Ngân hàng bán lẻ
Ngân hàng bán lẻ trong tiếng Anh là Retail Banking.
Theo cách tiếp cận chuẩn hóa (STA), các hoạt động của ngân hàng được chia ra làm 8 lĩnh vực kinh doanh: tài trợ doanh nghiệp (corporate finance), các hoạt động mua bán (trading & sales), ngân hàng bán lẻ (retail banking), ngân hàng thương mại (commercial banking), thanh toán (payment & Settlement), đại lí dịch vụ (agency services), quản lí tài sản có (asset management) và môi giới bán lẻ (retail brokerage).
Định nghĩa
Ngân hàng bán lẻ còn được biết đến với tên gọi ngân hàng tiêu dùng, là một loại ngân hàng đại chúng mà khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ tại các chi nhánh ngân hàng. Đối tượng khách hàng trọng tâm của hoạt động này là khách hàng cá nhân.
Các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ
- Kiểm tra tài khoản và gửi tiền tiết kiệm dân cư
- Chứng chỉ tiền gửi (CDs)
- Thế chấp tài sản dân cư và tài sản đầu tư
- Cho vay tiêu dùng, mua sắm phương tiện và tài sản cố định
- Thẻ tín dụng/ thẻ ghi nợ
- Các sản phẩm tín dụng cá nhân
- Ngoại tệ và dịch vụ chuyển tiền
Khách hàng ngân hàng bán lẻ cũng có thể được cung cấp các dịch vụ sau, thường thông qua một bộ phận hoặc chi nhánh khác của ngân hàng:
Môi giới chứng khoán
Bảo hiểm
Quản lí tài sản
Ngân hàng cá nhân
Mức độ của các dịch vụ ngân hàng bán lẻ được cá nhân hóa cung cấp cho khách hàng tùy thuộc vào mức thu nhập và mức độ tín nhiệm của các khách hàng thông qua các giao dịch, hoạt động với ngân hàng.
So sánh hoạt động ngân hàng bán lẻ và tài trợ doanh nghiệp
- Ngân hàng bán lẻ đề cập đến khối ngân hàng giao dịch trực tiếp với các khách hàng cá nhân. Các ngân hàng tập trung hoàn toàn vào khách hàng bán lẻ là tương đối ít, và hầu hết các ngân hàng bán lẻ được thực hiện bởi các bộ phận riêng biệt của các ngân hàng (khối bán lẻ). Tiền gửi của khách hàng thu được từ ngân hàng bán lẻ là nguồn vốn cực kì quan trọng tài trợ cho hoạt động chung của ngân hàng.
Tài trợ doanh nghiệp, còn được gọi là hoạt động ngân hàng bán buôn, đề cập đến khía cạnh của ngân hàng liên quan đến khách hàng doanh nghiệp. Thuật ngữ này ban đầu được sử dụng ở Mỹ để phân biệt với ngân hàng đầu tư sau khi Đạo luật Glass-Steagall năm 1933 tách hai hoạt động này.
Tài trợ doanh nghiệp là một hoạt động mang lại lợi nhuận đặc biệt quan trọng đối với hầu hết các ngân hàng. Tuy vậy, tài trợ doanh nghiệp cũng đem lại những khoản nợ có tính rủi ro cao đối với ngân hàng.
(Theo investopedia.com)