|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Mục tiêu tiền tệ (Monetary Targeting) là gì? Các mục tiêu tiền tệ

17:27 | 11/09/2019
Chia sẻ
Mục tiêu tiền tệ (tiếng Anh: Monetary Targeting) là một hệ thống các mục tiêu về phương diện tiền tệ cần đạt được của một quốc gia. Đây là một nội dung của mục tiêu chính sách kinh tế.
fff

Hình minh họa (Nguồn: Lane Report)

Mục tiêu tiền tệ (Monetary Targeting)

Mục tiêu tiền tệ - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Monetary Targeting.

Mục tiêu tiền tệ là một hệ thống các mục tiêu về phương diện tiền tệ, cần đạt được bao gồm điều hòa khối tiền tệ, kiểm soát tổng số thanh toán bằng tiền (MV, M: số lượng tiền tệ, V: tốc độ lưu thông tiền tệ), bảo vệ giá trị quốc nội và quốc ngoại của đồng tiền bằng cách ổn định giá. (Theo Giáo trình Tiền tệ Ngân hàng, NXB Thống kê)

Các mục tiêu tiền tệ

Mục tiêu điều hòa khối tiền tệ 

Mục tiêu điều hòa khối tiền tệ là mục tiêu nhằm duy trì mối tương quan giữa trào lượng tiền tệ (MV) với số lượng hàng hóa và dịch vụ (T) hay nói khác đi là giữ vững mối quan hệ cân đối giữa tiền và hàng. Nguyên tắc chung để đạt được mục tiêu này là giữ nguyên, tăng hay giảm khối tiền tệ tùy theo tình hình các nền kinh tế tăng trưởng hay suy thoái.

Khốii tiền tệ gồm có tiền giấy và tiền cắc do Ngân hàng Trung ương phát hành, và bút tệ được sáng tạo ra từ ngân hàng thương mại. Do vậy để điều hòa khối tiền tệ ngoài việc kiểm soát việc phát hành, Ngân hàng Trung ương còn phải kiểm soát khối dự trữ của ngân hàng thương mại và theo dõi tỉ lệ giữa số dự trữ của ngân hàng thương mại với tổng số tiền gửi mà nó huy động được.

Mục tiêu kiểm soát tổng số thanh toán bằng tiền

Tổng số thanh toán bằng tiền được đánh giá bởi trào lượng tiền tệ MV, nó do cả hai yếu tố khối, lượng tiền tệ và tốc độ lưu thông tiền tệ quyết định.

Việc kiểm soát khối tiền tệ đơn thuần như đã nói ở trên có nhược điểm là không lưu ý đến tốc độ lưu thông tiền tệ. Điều này làm cho việc kiểm soát giá cả trở nên thiếu cơ sở vững chắc, bởi ngoài yếu tố khối tiền tệ (M), còn có yếu tố tốc độ lưu thông tiền tệ (V) tác động đến vật giá. 

Bảo vệ giá trị quốc nội của đồng tiền

Giá trị quốc nội của đồng tiền chính là sức mua đối nội của nó, được đánh giá thông qua giá cả hàng hóa trong nước. Do dó, muốn bảo vệ giá trị quốc nội của đồng tiền, chính sách tiền tệ phải nhằm vào mục tiêu ổn định vật giá nói chung. 

Sự gia tăng hay sụt giảm quá mức của vật giá đều có tác hại đến sự ổn định giá trị quốc nội của đồng tiền, và là biểu hiện của sự thăng trầm kinh tế.

Ổn định giá trị quốc ngoại của đồng tiền 

Giá trị quốc ngoại của đồng tiền chính là sức mua đối ngoại của nó được đo lường bởi tỉ giá hối đoái thả nổi. Thực chất tỉ giá hối đoái chính là giá cả của đối ngoại của đồng tiền. Bởi vậy sự biến động tỉ giá sẽ ảnh hưởng đến sức mua của đồng tiền, từ đó tác động ít hay nhiều đến hoạt động của nền kinh tế tùy theo mức độ hướng ngoại của nền kinh tế đó. 

Do vậy, mục tiêu tiền tệ cũng cần nhắm đến ổn định tỉ giá hối đoái để góp phần vào việc ổn định nền kinh tế nói chung. (Theo Giáo trình Tiền tệ Ngân hàng, NXB Thống kê)

Khai Hoan Chu

[LIVE] ĐHĐCĐ Nam Long: Doanh số quý I ước đạt 1.160 tỷ đồng, có thể đưa ra thị trường 15.000 sản phẩm trong ba năm tới
HĐQT Nam Long định hướng phát triển trong năm 2024 tập trung vào dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền và hợp với nhu cầu thị trường, mục tiêu bán trên 3.100 sản phẩm với doanh số kỳ vọng đạt 9.554 tỷ đồng.